Trang Chủ Lớp 12 Đề thi học kì 1 lớp 12

Kiểm tra học kì 1 môn Địa lớp 12 có đáp án (Cần Thơ)

Gửi tới các em đề Kiểm tra học kì 1 môn Địa lí lớp 12 có đáp án (Cần Thơ) năm học 2015 – 2016.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề có 01 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2015-2016

MÔN: Địa Lí –GDTHPT

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

  1. Cho biết nước ta có chung đường biên giới trên đất liền với quốc gia nào? Kể tên 03 tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta.
  1. Nêu tên các bộ phận của vùng biển nước ta. Là công dân Việt Nam, hãy liên hệ trách nhiệm công dân của mình đối với vấn đề bảo vệ vùng biển và hải đảo của nước ta trên Biển Đông.

Câu II. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

  1. Trình bày sự phân bố các loại đất theo đai cao ở nước ta.
  2. Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng 1 từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

Câu III. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

  1. Nêu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học. Kể tên các khu dự trữ sinh quyển của thế giới ở nước ta.
  1. Cho biết những nơi thường xảy ra ngập lụt ở nước ta và biện pháp khắc phục.

Câu IV. (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu:

Năm Tổng diện tích rừng Diện tích rừng tự nhiên Diện tích rừng trồng
1943 14,3 14,3 0
1983 7,2 6,8 0,4
2005 12,7 10,2 2,5
2013 13,9 10,4 3,5

Sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943 – 2013 (Đơn vị: triệu ha)

  1. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943 – 2013.
  1. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích sự biến động diện tích rừng ở nước ta.

Ghi chú: – Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.

– Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.


Đáp án Đề thi kiểm tra học kì 1 12 Môn Địa Sở GD&ĐT Cần Thơ

Câu I (2,0 điểm)

1. Nước ta có chung đường biên giới trên đất Liền với 03 nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. (0,5 điểm)

Ba tỉnh có diện tích Lớn nhất nước ta: (0,5 điểm)

– Nghệ An: 16 499 km2

– Gia Lai: 15 536,9 km2

– Sơn La: 14 174,4 km2

2. Vùng biển nước ta gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. (0,5 điểm)

Liên hệ trách nhiệm công dân, học sinh nêu được hai nội dung sau:

– Tích cực học tập, lao động sản xuất để hiểu rõ về lịch sử dựng nước, giữ nước nói chung và chủ quyền thiêng liêng biển đảo nói riêng, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế làm cho đất nước thêm giàu mạnh, tăng cường sức mạnh quốc phòng. (0,25 điểm)

Advertisements (Quảng cáo)

– Tuyên truyền cho nhân dân, gia đình, bạn bè quốc tế về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. (0,25 điểm)

Câu II (3 điểm)

1. Trình bày sự phân bố các Loại đất theo đai cao ở nước ta.

– Đai nhiệt đới gió mùa: có hai nhóm đất: (0,5 điểm)

+ Nhóm đất phù sa chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát,…

+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm trên 60% diện tích tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

– Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: (0,5 điểm)

+ Ở độ cao 600 – 700m đến 1600 – 1700m: nhiệt độ giảm làm hạn chế quá trình phân giải chất hữu cơ, mùn được tích lũy, hình thành đất feralit có mùn với đặc tính chua.

+ Ở độ cao từ 1600 – 1700m đến 2600m: nhiệt độ thấp, quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn.

– Đai ôn đới gió mùa trên núi: (0,5 điểm)

Advertisements (Quảng cáo)

Nhiệt độ thấp, hình thành đất chủ yếu là đất mùn thô.

2. Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng 1 từ Bắc vào Nam:

– Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng). (0,5 điểm)

– Nguyên nhân: Tháng 1 miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa Đông, nằm xa xích đạo; miền Nam nằm gần xích đạo, không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa Đông. (1,0 điểm)

Câu III (2 điểm)

1. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học:

– Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. (0,25 đ)

– Ban hành Sách đỏ Việt Nam, để bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. (0,25 đ)

– Quy định về khai thác: cấm khai thác gỗ quý, cấm khai thác rừng non, cấm săn bắt động vật trái phép,…. (0,25 đ)

Khu dự trữ sinh quyển thế giới: Kiên Giang, Mũi Cà Mau, Cát Tiên, Cần Giờ, Cù Lao Chàm, Tây Nghệ An, Đồng Bằng Sông Hồng, Cát Bà. (0,75 đ)

2. Nơi thường xảy ra ngập Lụt và biện pháp khắc phục:

– Vùng thường chịu lụt nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. (0,25 đ)

– Biện pháp: xây dựng các công trình thủy lợi để tiêu nước, các công trình ngăn nước.    (0,25 đ)

Câu IV (3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943 – 2013. (1,5 đ)

– Biểu đồ cột chồng: (vẽ biểu đồ cột đôi cho 0,75 điểm).

– Yêu cầu: vẽ chính xác số liệu, khoảng cách năm. Có đầy đủ: tên biểu đồ, ký hiệu, chú giải, số liệu, đơn vị, năm. Trình bày sạch, đẹp, rõ ràng.

(Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm)

2. Từ bảng số Liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích sự biến động diện tích rừng ở nước ta.

Nhìn chung diện tích rừng nước ta biến động qua các giai đoạn: (1,0 đ)

– Giai đoạn 1943 – 1983: diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng (dẫn chứng).

– Giai đoạn 1983 – 2013: diện tích rừng tăng lên (dẫn chứng).

– Diện tích rừng trồng tăng liên tục (dẫn chứng).

– Diện tích rừng tự nhiên luôn lớn hơn diện tích rừng trồng (dẫn chứng).

Nguyên nhân: diện tích rừng giảm do chiến tranh, chặt phá rừng trái phép, cháy rừng, diện tích rừng tăng do nước ta đẩy mạnh việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, công tác bảo vệ được chú trọng. (0,5 đ)

Advertisements (Quảng cáo)