Đề kiểm tra kết thúc học kì 1 lớp 7 môn Toán của huyện Thanh Trì Hà Nội năm học 2018 – 2019 có đáp án: Gọi I là trung điểm của AC, vẽ điểm E sao cho I là trung điểm của BE. Chứng minh C là trung điểm của DE.
UBND HUYỆN THANH TRÌ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019
PHÒNG GD&ĐT MÔN: TOÁN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I.TRẮC NGHIỆM: (2đ) Chọn chữ cái trước đáp án đúng.
1.Kết quả của phép tính: -1/4 + 5/8 là:
A. -7/8 B. 3/8 C. -3/8 D. 7/8
2. Nếu (x + 2)2 = 4 thì x bằng:
A.2 B. 6 C. -2 D. 0 hoặc -4
3. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, x = 2 thì y = 4. Hỏi x = -3 thì y bằng bao nhiêu?
A. -6 B. -3/2 C. -8/3 D. 6
4. Điểm thuộc đồ thị hàm số y = -2x là:
A.(5; 10) B. (5; -10) C. (10; 5) D. (10; -5)
Advertisements (Quảng cáo)
5. Cho ∆ABC = ∆DEG, biết AB = 3cm; AC = 5cm; BC = 4cm. Đoạn thẳng DG có độ dài là:
A.5cm B. 4cm C. 3cm D. 12cm
6. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong:
A.Bằng nhau B. bù nhau C. kề nhau D. kề bù
7. Cho ∆HIK và ∆MNP biết góc H = M; góc I = N. Để ∆MNP theo trường hợp góc –cạnh-góc thì cần thêm điều kiện nào sau đây:
A.HI = NP B. IK = MN C. HK = MP D. HI = MN
8. Hai tia phân giác của cặp góc nào sau đây thì vuông góc với nhau?
A. Cặp góc kề nhau B. Cặp góc bù nhau
Advertisements (Quảng cáo)
C. Cặp góc kề bù D. Cặp góc đối đỉnh
II. TỰ LUẬN
1. (1đ). Thực hiện phép tính sau:
2. (1đ)
a. Tìm x biết: 4/5 – |x – ½| = 3/4
b. Tìm x, y biết: (x – 1)/2005 = (3 – y)/2006 và x – 4009 = y
3. (2đ) Ba lớp 7A, 7B, 7C tham gia lao động trồng cây. Biết rằng số cây lớp 7A, 7B, 7C trồng được lần lượt tỉ lệ với 6; 4; 5 và tổng số cây của lớp 7B và 7C trồng được nhiều hơn của lớp 7A là 15 cây. Tính số cây mỗi lớp trồng được.
4. (3,5đ) Cho ∆ABC, lấy M là trung điểm cạnh BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MA = MD. Chứng minh rằng:
a. ∆AMB = ∆DMC
b. AC // BD
c. Kẻ AH ⊥ BC, DK ⊥ BC (H, K thuộc BC). Chứng minh BK = CH.
d. Gọi I là trung điểm của AC, vẽ điểm E sao cho I là trung điểm của BE. Chứng minh C là trung điểm của DE.
5. (0,5đ). Cho a, b, c là 3 số thực khác 0, thỏa mãn điều kiện: a + b ≠ -c và (a + b – c)/c = (b + c – a)/a = (c + a – b)/b.
Tính giá trị biểu thức P = (1 + b/a)(1 + a/c)(1 + c/b)
Đáp án gồm 2 trang: