Anh chị hãy chỉ ra những biểu hiện để tác giả coi Khá “bảnh” là một con người lệch chuẩn? Vì sao Khá “bảnh” bị bắt và đưa ra xét xử, nhiều người trẻ vẫn xem Khá “bảnh” như một “anh hùng”? … trong Đề thi năm 2019 môn Văn lớp 12 trường THPT Đông Triều
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngỡ ngàng, thất vọng có lẽ là những cảm xúc đầu tiên khi chúng ta chứng kiến cảnh hàng loạt
người trẻ cuồng nhiệt bày tỏ sự ngưỡng mộ với Ngô Bá Khá (biệt danh Khá “bảnh”) tại phiên xét xử sơ thẩm về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc diễn ra ngày 13.11.
Khá “bảnh” nổi tiếng trên mạng với những kiểu tóc kỳ lạ, kiểu nhảy không giống ai, phát ngôn lệch lạc gây sốc, hành vi bất chấp luật pháp… Thế nhưng một con người lệch chuẩn như thế lại được sự ngưỡng mộ đến mức xem là thần tượng của nhiều người trẻ. Ngay khi Khá ”bảnh” bị bắt và đưa ra xét xử, rõ ràng nhiều người trẻ vẫn xem Khá “bảnh” như thể một “anh hùng”.
Giới trẻ dễ dàng tiếp nhận những cái mới lạ nhưng lại là độ tuổi đang khẳng định bản thân, chưa phân định rõ ràng đúng sai – tốt xấu, chưa hiểu tường tận những giá trị của sự chuẩn mực. Cho nên giới trẻ rất dễ bị xô lệch nếu thiếu sự định hướng.
Tuổi trẻ thời nào cũng có những mẫu thần tượng của riêng mình mà đôi khi với người lớn là “không thể hiểu được”. Thần tượng nhằm để chỉ một ai đó được yêu mến đến mức tôn sùng. Thế nhưng phải hiểu rằng sự tôn sùng, ngưỡng mộ thần tượng là hướng đến chân, thiện, mỹ. Nếu chiếu theo điều này thì khi Khá “bảnh” trở thành thần tượng của giới trẻ, đó là một biểu hiện lệch lạc trong cách nhìn của người trẻ trong cuộc sống.
…. Chính vì vậy, phải có sự thay đổi trong giáo dục và định hướng người trẻ để họ nhận ra những chuẩn mực trong một thế giới mạng vô cùng rộng lớn và nhiễu nhương. Đồng thời hãy tạo thật nhiều cơ hội để người trẻ bước ra đời thực, tham gia vào các hoạt động để nhìn ra những giá trị của một đời sống thực.
Advertisements (Quảng cáo)
Đồng thời cũng chỉ cho người trẻ biết rằng ai trong đời cũng có thần tượng để hướng tới những giá tốt đẹp nhưng không quỳ gối trước thần tượng, trên vai họ, chúng ta sống một cuộc đời của mình.
(“Lệch chuẩn thần tượng”, Nhiên An, https://thanhnien.vn,15/11/2019)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản?
Câu 2: Theo tác giả, hiểu như thế nào là đúng về thần tượng?
Câu 3: Anh chị hãy chỉ ra những biểu hiện để tác giả coi Khá “bảnh” là một con người lệch chuẩn? Vì sao Khá “bảnh” bị bắt và đưa ra xét xử, nhiều người trẻ vẫn xem Khá “bảnh” như một “anh hùng”?
Câu 4: Anh chị hiểu thế nào về ý kiến “ai trong đời cũng có thần tượng để hướng tới những giá tốt đẹp nhưng không quỳ gối trước thần tượng, trên vai họ, chúng ta sống một cuộc đời của mình.”
Advertisements (Quảng cáo)
Phần II: Làm văn
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
(“Sóng”, Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12 tập 1, NXBGD Việt Nam 2016)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua cái nhìn riêng của Xuân Quỳnh.