Bài 2 chương III – Phân số bằng nhau: Giải các bài tập bài 6,7 trang 8; bài 8,9,10 trang 9 SGK Toán 6 tập 2.
Định nghĩa hai phân số bằng nhau: Hai phân số và a/b và c/d được gọi là bằng nhau nếu a.d = b.c.
Bài 6. Tìm các số nguyên x và y biết :
a) x/7 = 6/21 b) -5/y = 20/28
Đáp án: a) x/7 = 6/21 khi và chỉ khi x.21 = 6.7 hay 21x = 42. Từ đó suy ra x = 42 : 21 = 2.
b) -5/y = 20/28khi và chỉ khi (-5). 28 = y . 20 hay 20y = -140.
Từ đó suy ra y = (-140) : 20 = -7. Vậy y = -7.
Bài 7. Điền số thích hợp vào ô vuông:
Advertisements (Quảng cáo)
Đáp án: Thay mỗi ô vuông bằng một x rồi tìm x.
a)1/2 = 6/12; b) 3/4 = 15/20; c) -7/8 = -28/32; d) 3/-6 = 12/-24
Bài 8. Cho hai số nguyên a và b (b ≠ 0). Chứng tỏ rằng các cặp phân số sau đây luôn bằng nhau:
a) a/-b và -a/b b) -a/-b và a/b
Giải: a) a/-b = -a/b vì a.b = (-b).(-a).
b) -a/-b = a/b vì (-a).b = -a.b = a.(-b).
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 9 trang 9. Áp dụng kết quả của bài 8, hãy viết mỗi phân số sau đây thành một phân số bằng nó và có mẫu số dương:
3/-4; -5/-7; 2/-9; -11/-10
Giải: 3/-4 = -3/4; -5/-7=5/7; 2/-9=2/9; -11/-10=11/10
Bài 10 toán 6. Từ đẳng thức 2 . 3 = 1 . 6 ta có thể lập được các cặp phân số bằng nhau như sau:
Hãy lập các phân số bằng nhau từ đẳng thức 3 . 4 = 6 . 2.
Đáp án: Chia hai vế của đẳng thức 3 . 4 = 6 . 2 cho 3 . 6, ta được:
3.4/3.6 = 6.2/3.6 hay 4/6 = 2/3
Chia hai vế của đẳng thức 3 . 4 = 6 . 2 cho 3 . 2, ta được:
3.4/3.2 = 6.2/3.2 hay 4/2 = 6/3
Chia hai vế của đẳng thức 3 . 4 = 6 . 2 cho 4 . 6, ta được:
3.4/4.6=6.2/4.6 hay 3/6 = 2/4
Chia hai vế của đẳng thức 3 . 4 = 6 . 2 cho 4 . 2, ta được:
3.4/4.2 = 6.2/4.2 hay 3/2 = 6/4