I. Trắc nghiệm
1. Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ?
A. Vật chất di truyền chủ yếu trong nhân là ARN
B. Không có hệ thống nội màng
C. Bên ngoài màng sinh chất được bao bọc bởi thành tế bào
D. Chứa ribôxôm
2. Vi sinh vật nào dưới đây sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là chất vô cơ?
A. Nấm men bia
B. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
C. Trùng roi xanh
D. Vi khuẩn ôxi hóa hiđrô
3. Nhóm nào dưới đây gồm hai đại diện có cùng kiểu dinh dưỡng?
A. Trùng biến hình và vi khuẩn nitrat hóa
B. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và tảo vàng ánh
C. Vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
Advertisements (Quảng cáo)
D. Nấm men rượu và vi khuẩn lam
4. Đặc điểm nào dưới đây có ở hầu hết các loài vi sinh vật?
1. Kích thước hiển vi
2. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh
3. Sinh sản rất nhanh
4. Phân bố rộng
A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 4
C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3
5. Căn cứ vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia các hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật thành mấy kiểu?
Advertisements (Quảng cáo)
A. 3 kiểu B. 4 kiểu
C. 2 kiểu D. 5 kiểu
6. Vi sinh vật nào dưới đây không sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng ?
A. Trùng roi xanh
B. Vi khuẩn lactic
C. Tảo đỏ
D. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục
II. Tự luận
1. Căn cứ thành phần của các loại môi trường, người ta chia môi trường sống của VSV trong phòng thí nghiệm gồm những loại nào?
2. Quá trình lên men rượu và lên men lactic có những điểm gì sai khác?
3. Bình đựng nước thịt lâu ngày sẽ có mùi như thế nào? Vì sao?
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
D |
B |
A |
B |
B |
II. Tự luận
1. Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào nguồn gốc và thành phần của các chất dinh dưỡng, người ta phân chia môi trường nuôi cấy vi sinh vật thành 3 loại:
– Môi trường dùng chất tự nhiên: bao gồm các chất tự nhiên. Ví dụ: cao thịt bò, cao nấm men…
– Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết rõ thành phần hóa học và số lượng. Ví dụ: môi trường chứa glucôzơ và các axit amin đã biết rõ hàm lượng, thành phần.
– Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học. Ví dụ: môi trường chứa pepton, cao thịt và một hàm lượng axit amin, glucôzơ nhất định.
2.
Đặc điểm so sánh |
Lên men rượu |
Lên men lactic |
Loại vi sinh vật |
Nấm men rượu, một số loại nấm mốc và vi khuẩn |
Vi khuẩn lactic đồng hình hoặc dị hình |
Sản phẩm |
Sản phẩm chủ yếu là rượu êtilic và khí cacbônic, ngoài ra vi khuẩn và nấm mốc còn tạo ra các chất hữu cơ khác |
Sản phẩm chủ yếu là axit lactic, ở lên men lactic dị hình còn có thêm khí cacbônic, rượu êtilic và một số axit hữu cơ |
Nhận biết |
Có mùi rượu |
Có mùi chua |
Số ATP tế bào thu được từ 1 mol glucôzơ |
– Nấm men tạo ra 2 mol ATP- Vi khuẩn hoặc nấm mốc tạo ra 1 – 2 mol ATP tuỳ từng đối tượng |
– Lên men đồng hình tạo ra 2 mol ATP – Lên men dị hình tạo ra 1 mol ATP |
3. Bình đựng nước thịt để lâu ngày sẽ có mùi thối vì nước thịt là môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ và khi vi sinh vật hoạt động trong môi trường này, chúng sẽ khử amin, đồng thời sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon. Quá trình trên sẽ làm phát sinh và phát tán amoniac (NH3) – một loại khí có mùi hôi thối.