I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Trong qúa trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức \(\Delta U = A + Q\) phải có giá trị nào sau đây?
A. Q > 0 và A> 0 . B. Q < 0 và A > 0.
C. Q > 0 và A < 0 . D. Q < 0 và A < 0.
2. Chọn câu phát biểu đúng : Đơn vị của động lượng
A. kg/m.s B. kg.m.s
C. kg m.s2 D. kg.m/s
3. Phát biểu nào sau đây là sai? Vật rắn vô định hình
A. không có cấu trúc tinh thể.
B. có nhiệt động nóng chảy xác định.
C. có tính đẳng hướng.
D. khi bị nung nóng vật mềm dần và chuyển sang lỏng.
4. Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:
A. 1,0 m. B. 10 m.
C. 0,1 m. D. 32 m.
5. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí ôxi ở áp suất 750 mmHg ở nhiệt độ 3000K. Khi áp suất là 1500 mmHg, nhiệt độ 1500K thì thể tích của lượng khí đó là
A. 40 cm3. B. 20 cm3.
C. 10 cm3. D. 30 cm3.
6. Chất rắn nào dưới đây thuộc loại chất rắn kết tính?
A. Thủy tinh. B. Nhựa đường
C. Kim loại. . D. Cao su
7. Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng mà vật đó có được do đang chuyển động và được xác định theo công thức:
A. \({{\rm{W}}_d} = 2m{v^2}\)
B. \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}mv\)
C. \({{\rm{W}}_d} = m{v^2}\)
Advertisements (Quảng cáo)
D. \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)
8. Xe A có khối lượng 1000 kg , chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000kg , chuyển động với vận tốcvận tốc 30km/h. Động lượng của:
A. xe A lớn hơn xe B.
B. B. không so sánh được.
C. xe B lớn hớn xe A.
D. xe A bằng xe B.
9. Phương trình nào sau đây không phải là phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
A. \(pV \sim T\)
B. \(\dfrac{{pT}}{V} = \)hằng số
C. \(\dfrac{{pV}}{T} = \)hằng số
D. \(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
1.0: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng mao dẫn?
A. Cốc nước đá có nước đọng trên thành cốc.
B. Nước theo rễ cây lên nuôi lá.
C. Bấc đèn hút dầu.
D. Giấy thấm hút mực.
1.1: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?
Advertisements (Quảng cáo)
A. \(\dfrac{J}{{kg.K}}\)
B. \(\dfrac{J}{{kg}}\)
C. \(J\)
D. \(\dfrac{J}{K}\)
1.2: Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôilơ – Mariốt ?
A. \(pV = \) hằng số.
B. \(\dfrac{V}{p} = \) hằng số.
C. \(\dfrac{p}{V} = \) hằng số.
D. \({p_1}{V_2} = {p_2}{V_1}\)
II. PHẦN TỰ LUẬN
1. Hai thanh kim loại, một bằng sắt một bằng nhôm ở 00C có chiều dài ban đầu bằng nhau và bằng l0, còn ở 1000C thì chiều dài chênh lệch nhau 1,3 mm. Tìm chiều dài l0. Biết hệ số nở dài của sắt là \({\alpha _1} = {11.10^{ – 6}}\;{K^{ – 1}}\) và của nhôm là \({\alpha _1} = {24.10^{ – 6}}\;{K^{ – 1}}\).
2. Một vật có khối lượng 1 kg được ném thẳng đứng lên từ mặt đất với vận tốc đầu là 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính động năng, thế năng, của vật ở mặt đất và ở vị trí có độ cao cực đại?
b) Tính độ cao cực đại?
c) Ở độ cao nào thế năng của vật bằng 1/3 động năng của nó?
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
D |
B |
C |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
D |
D |
B |
|
11 |
12 |
|
||
B |
A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
1.
Chiều dài thanh sắt và nhôm ở 1000C lần lượt là:
\({\ell _{01}} = {\ell _0}\left[ {1 + 100{\alpha _1}} \right] = 1,0011{\ell _0}\)
\({\ell _{02}} = {\ell _0}\left[ {1 + 100{\alpha _2}} \right] = 1,0024{\ell _0}\)
Theo đề bài:
\({\ell _{02}} – {\ell _{01}} = 1,3\;\left( {mm} \right)\)
\( \Rightarrow 0,0013{\ell _0} = 1,3 \Rightarrow {\ell _0} = 1000\,\left( {mm} \right)\)
Câu 2.
a) Ở mặt đất:
\({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = 50\;\left( J \right)\)
\({{\rm{W}}_t} = 0\)
Ở độ cao cực đại:
Wđ = 0
Wt = 50 (J)
b) Tại độ cao cực đại:
\({{\rm{W}}_t} = mg{h_{\max }} = 50\;\left( J \right)\)
\(\Rightarrow {h_{\max }} = 5\;\left( m \right)\)
c) Ta có:
\({{\rm{W}}_d} = 3{W_t} \Rightarrow {{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{4}{\rm{W}} = 12,5\;\left( J \right)\)
(W là cơ năng của vật)
Độ cao: \(h = \dfrac{{{{\rm{W}}_t}}}{{mg}} = \dfrac{{12,5}}{{10}} = 1,25\;\left( m \right)\)