Tìm m để phương trình \({x^2} + 4x + m = 0\) có hai nghiệm khác dấu; Tìm m để phương trình có nghiệm và tính tổng và tích các nghiệm theo m : \({x^2} – 2\left( {m – 1} \right)x + m – 3 = 0.\) … trong Kiểm tra 15 phút Toán Chương 4 Đại số 9. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây
Bài 1: Tìm m để phương trình có nghiệm và tính tổng và tích các nghiệm theo m : \({x^2} – 2\left( {m – 1} \right)x + m – 3 = 0.\)
Bài 2: Cho phương trình \({x^2} – x – 10 = 0.\) Chứng tỏ phương trình có hai nghiệm phân biệt \(x_1; x_2\) và tính \(x_1^2 + x_2^2.\)
Bài 3: Tìm m để phương trình \({x^2} + 4x + m = 0\) có hai nghiệm khác dấu.
Bài 1: Phương trình có nghiệm khi và chỉ khi \(\Delta ‘ \ge 0 \Leftrightarrow {m^2} – 3m + 4 \ge 0 \)\(\;\Leftrightarrow {\left( {m – {3 \over 2}} \right)^2} + {7 \over 4} \ge 0\)( luôn đúng với mọi m).
Advertisements (Quảng cáo)
Phương trình có hai nghiệm \(x_1; x_2\). Theo đinh lí Vi-ét, ta có:
\({x_1} + {x_2} = 2m – 2;{x_1}.{x_2} = m – 3.\)
Bài 2: Ta có các hệ số : \(a = 1; b = − 1; c = − 10\) nên \(ac < 0 \Rightarrow {b^2} – {\rm{ }}4ac > 0\)
Advertisements (Quảng cáo)
Vậy phương trình luôn có hai nghiệm \(x_1; x_2\) và \({x_1} + {x_2} = 1;{x_1}.{x_2} = – 10.\)
Ta có: \(x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} – 2{x_1}.{x_2} = 21.\)
Bài 3: Phương trình có hai nghiệm khác dấu khi và chỉ khi
\(P = ac < 0 \Leftrightarrow m < 0.\)
( Khi \(ac < 0 \Leftrightarrow ∆ = b^2– 4ac > 0\) nên không cần điều kiện \(∆ > 0\)).