Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 9

Kiểm tra 1 tiết – Chương 1 Các loại hợp chất vô cơ – Hóa học 9: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối kết tủa?

Kiểm tra 1 tiết – Chương 1 Các loại hợp chất vô cơ – Hóa học 9.  Để xác minh sự có mặt của khí SO2 trong một hỗn hợp gồm các khí: SO2, NO, CO ta cho hỗn hợp sục vào nước côi trong dư, nếu có kết tủa trắng xuất hiện chứng tỏ trong hỗn hợp đó có mặt SO2. Hãy chọn một trong số các chất sau để thay cho nước vôi trong (vẫn tạo kết tủa trắng).

1. Phương trình phản ứng nào sau đây viết sai?

\(\eqalign{  & A.F{e_2}{(S{O_4})_3} + 6NaOH \to 2Fe{(OH)_3} + 3N{a_2}S{O_4}  \cr  & B.Cu + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O  \cr  & C.2Fe + 6{H_2}S{O_4}(dac) \to F{e_2}{(S{O_4})_3} + 3S{O_2} + 6{H_2}O  \cr  & D.N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} + 2NaCl \cr} \)

2. Có các chất: Al, Fe, CuO, MgSO4 đựng riêng biệt trong từng bình. Cho lần lượt từng chất vào dung dịch HCl. Số phản ứng xảy ra là:

A.2                                          B.1

C.3                                          D.4.

3. Trộn 0,1 mol AgNO3 với 0,1 mol HCl, dung dịch tạo ra làm quỳ tím đổi sang

A.màu đỏ                                B.màu xanh

C.không màu                           D.màu trắng.

4. Thể tích khí CO2 bay ra (đktc) khi cho 12,6 gam NaHCO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HNO3 là (H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

A.3,36 lít                                 B.5,6 lít

C.2,24 lít                                 D.1,12 lít.

5. Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối kết tủa?

A.Na2O và dung dịch H2SO4

B.CuSO4 và dung dịch BaCl2

C.NaOH và dung dịch H2SO4

D.NaOH và dung dịch BaCl2.

6. Để xác minh sự có mặt của khí SO2 trong một hỗn hợp gồm các khí: SO2, NO, CO ta cho hỗn hợp sục vào nước côi trong dư, nếu có kết tủa trắng xuất hiện chứng tỏ trong hỗn hợp đó có mặt SO2. Hãy chọn một trong số các chất sau để thay cho nước vôi trong (vẫn tạo kết tủa trắng)

A.dung dịch Ba(OH)2.

B.dung dịch Na2CO3.

C.dung dịch NaOH.

D.dung dịch NaHSO3.

7. Các oxit ZnO, CuO, Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit vì:

A.đó là những oxit lưỡng tính.

B.chúng không tan trong nước.

C.đó là những oxit có tính bazo.

D.chúng không phải là oxit của kim loại hoạt động mạnh.

8. Dãy các kim loại được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là:

A.Al, Fe, Cu, Ag.

B.Cu, Fe, Ag, Al.

C.Ag, Cu, Al, Fe.

D.Fe, Al, Ag, Cu.

9. Để trung hòa 50 gam đung dịch HCl 3,65% cần vừa đủ m gam dung dịch NaOH 4%. Giá trị của m bằng: (H = 1, Cl = 35,5, Na = 23, O = 16)

A.100                                      B.75

C.25                                        D.50

1.0: CaO tác dụng được với CO2 vì:

A.CaO là chất oxi hóa, còn CO2 là chất khử.

B.CaO là oxit bazo, còn CO2 là oxit axit.

C.tạo ra CaCO3 không tan trong nước.

D.CaO và CO2 đều tan được trong nước.

1.1: Trong một loại oxit sắt, người ta xác định được thành phần của sắt theo khối lượng là 70%. Công thức của oxit sắt đó là: (Fe = 56, O = 16)

Advertisements (Quảng cáo)

A.FeO                       B.Fe2O3

C.Fe3O4                    D.Fe2O3 hay Fe3O4.

1.2: Tính chất nào sau đây nói lên Na có tính kim loại mạnh hơn Mg?

A.Mg không cháy trong không khí còn Na cháy được.

B.Mg không tác dụng với dung dịch axit còn Na tác dụng.

C.Na tác dụng được với Cl2 còn Mg thì không.

D.Ở điều kiện thường Na tác dụng được với nước còn Mg thì không.

1.3: Để phản ứng giữa một bazo với muối xảy ra thì:

A.chất tạo thành phải không tan trong nước.

B.dung dịch tạo ra phải có pH bé hơn 7.

C.chất tạo thành phải làm quỳ tím hóa xanh.

D.chất tạo thành phải không phải là chất khí.

1.4: lưu huỳnh ddioxxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

A.CaSO3 và HCl

B.CaSO4 và HCl

C.CaSO3 và NaOH

D.CaSO3 và NaCl.

1.5: Sự chuyển hóa trực tiếp nào sau đây không hợp lí?

\(\eqalign{  & A.F{e_2}{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} \to Fe{(OH)_3}  \cr  & B.Fe{(OH)_3}({t^0}) \to F{e_2}{O_3} \to F{e_2}{(S{O_4})_3}  \cr  & C.F{e_2}{(S{O_4})_3} \to FeC{l_3} \to Fe{(OH)_3}  \cr  & D.Fe{(N{O_3})_3} \to F{e_2}{(S{O_4})_3} \to F{e_2}{O_3}. \cr} \)

1.6: Người ta có thể loại bỏ bột nhôm lẫn vào bột magie bằng cách dùng:

A.dung dịch HCl dư

B.MgCl2 dư.

C.dung dịch NaOH dư.

D.dung dịch CuSO4.

1.7: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxit bazo?

A.CuO, CO, Mg, CaO.

Advertisements (Quảng cáo)

B.CuO, CaO, MgO, Na2O.

C.CaO, CO2, K2O, Na2O.

D.K2O, MnO, FeO, NO.

1.8: Lượng BaO cần cho vào nước ddeeer được 50 gam dung dịch Ba(OH)2 3,42% là (Ba = 137, H = 1, O = 16)

A.2,29gam                              B.1,37 gam

C.3,06 gam                              D.1,53 gam.

1.9: Đơn chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí?

A.Cacbon                                B.Sắt

C.Đồng                                   D.Bạc

2.0. Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH (dw) tạo sản phẩm chỉ là dung dịch không màu?

A.H2SO4, CO2, FeCl2.

B.SO2, CuCl2, HCl

C.SO2, HCl, NaHCO3.

D.ZnSO4, FeCl3, SO2.

1.Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

A

A

B

A

C

A

D

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

A

A

D

C

B

D

B

C

2.Lời giải

1. (B)

Cu không tác dụng với dung dịch HCl.

2. (C)

\(\eqalign{  & 2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2}  \cr  & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}  \cr  & CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O. \cr} \)

3. (A)

\(AgN{O_3} + HCl \to AgCl + HN{O_3}\)

Sau phản ứng có dung dịch HNO3 làm quỳ tím hóa đỏ.

4. (A)

\(\eqalign{  & NaHC{O_3} + HN{O_3} \to NaN{O_3} + C{O_2} + {H_2}O  \cr  & {n_{NaHC{O_3}}} = {{12,6} \over {84}} = 0,15mol \cr&\Rightarrow {n_{C{O_2}}} = 0,15mol.  \cr  &  \Rightarrow {V_{C{O_2}}} = 0,15.22,4 = 3,36\,l(dktc). \cr} \)

5. (B)

\(CuS{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow  + CuC{l_2}\)

6. (A)

\(Ba{(OH)_2} + S{O_2} \to BaS{O_3} \downarrow \text{trắng} + {H_2}O\)

7. (C)

Zn, Cu, Fe là các kim loại, oxit của chúng có tính bazo nên tác dụng được với dung dịch axit.

8. (A)

Theo dãy hoạt động hóa học của kim loại: Al hoạt động hơn Fe, Fe hoạt động hơn Cu, Cu hoạt động hơn Ag.

9. (D)

\(\eqalign{  & HCl + NaOH \to NaCl + {H_2}O  \cr  & {n_{HCl}} = {{50.3,65} \over {100.36,5}} = 0,05mol \cr&\Rightarrow {n_{NaOH}} = 0,05mol.  \cr  &  \Rightarrow {m_{NaOH}} = 0,05.40 = 2gam\cr& \Rightarrow m = {{2.100} \over 4} = 50gam. \cr} \)

1.0: (B)

CaO là oxit bazo vì Ca là kim loại, CO2 là oxit axit vì C là phi kim.

1.1: (B)

\(F{e_x}{O_y} \)

\(\Rightarrow x:y = \dfrac{{70}}{{56}}:\dfrac{{30}}{{16}} \)\(\;= 1,25:1,875 = 2:3\)

Công thức của oxit sắt là Fe2O3.

1.2: (D)

\(2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2}\)

1.3: (A)

\(CaS{O_3} + 2HCl \to CaC{l_2} + S{O_2} + {H_2}O\)

1.4: (A)

\(CaS{O_3} + 2HCl \to CaC{l_2} + S{O_2} + {H_2}O\)

1.5: (D)

Fe(NO3)3 không có phản ứng trực tiếp tạo ra Fe2(SO4)3.

Fe2(SO4)3 không có phản ứng trực tiếp tạo ra Fe2O3.

1.6: (C)

Nhôm tan được trong dung dịch NaOH.

Magie không tan được trong dung dịch NaOH.

1.7: (B)

Đó là dãy các oxit của kim loại.

1.8: (D)

\(\eqalign{  & BaO + {H_2}O \to Ba{(OH)_2}  \cr  & {m_{Ba{{(OH)}_2}}} = {{50.3,42} \over {100}} = 1,71gam  \cr  &  \Rightarrow {m_{BaO}} = {{1,71} \over {171}}.153 = 1,53gam. \cr} \)

1.9: (B)

C, Cu, Ag không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

Fe + H2SO4 \(\to\) FeSO4 + H2.

2.0: (C)

\(\eqalign{  & S{O_2} + NaOH\; \to NaHS{O_3}  \cr  & HCl + NaOH\; \to NaCl + {H_2}O  \cr  & NaHC{O_3} + NaOH\; \to N{a_2}C{O_3} + {H_2}O. \cr} \)

Các dung dịch NaHSO3, NaCl, Na2CO3 đều không màu.

Các dung dịch FeCl2, CuCl2, ZnSO4, FeCl3 phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra các chất kết tủa có màu.

Advertisements (Quảng cáo)