(10 câu: mỗi câu 1đ)
1. Saccarozo và glucozo có một số tính chất giống nhau là:
A.tan trong nước, vị ngọt, dạng kết tinh không màu.
B.tan trong nước, vị ngọt, dạng kết tinh màu trắng.
C.đều có phản ứng tráng gương.
D.bị thủy phân trong môi trường axit.
2. Để nhận biết dung dịch sacarozo có glucozo người ta dùng
A.dung dịch H2SO4
B.dung dịch phenolphtalein.
C.dung dịch CH3COOH.
D.dung dịch AgNO3 trong NH3.
3. Khi nung nóng dung dịch saccarozo với H2SO4, sau một thời gian, thu được dung dịch có các chất
A.glucozo, fructozo
B.glucozo, fructozo, saccarozo.
C.glucozo, fructozo, saccarozo, H2SO4.
D.fructozo, saccarozo, H2SO4.
4. Cho chuyển hóa: C12H22O11 (1) \(\to\) C6H12O6 (2) \(\to\) C2H5OH.
Điều kiện thích hợp của các phản ứng (1) và (2) lần lượt là:
A.H2O và axit nung nóng, men rượu.
B.H2O và axit nung nóng, men giấm.
Advertisements (Quảng cáo)
C.H2O và kiềm nung nóng, men rượu.
D.men rượu, men giấm.
5. Từ saccarozo và các chất vô cơ xem như có đủ, số phương trình tối thiểu để điều chế etyl axetat là:
A.3 B.4
C.5 D.6
6. Khối lượng saccarozo thu được từ 1 tạ nước mía loại chứa 12% saccarozo ( biết quá trình và tinh chế hao hụt 15%) sẽ là (Cho H = 1, C = 12, O = 16)
A.12kg B.10,2 kg
C.1,8 kg D.120kg
7. Nhỏ H2SO4 đặc vào cốc thủy tinh có chứa đường saccarozo, sau một thời gian người ta thấy đường chuyển thành một khối màu đen xốp. Hiện tượng này được giải thích theo phương trình:
\(\eqalign{ & A.{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} \to 11{H_2}O + 2C({H_2}S{O_4}\text{đặc}) \cr & B.{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} + {H_2}O \to 2{C_6}{H_{12}}{O_6}({H_2}S{O_4}) \cr & C.{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} \to C{O_2} + {H_2}O({H_2}S{O_4}\text{đặc}) \cr & D.{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} \to {C_2}{H_5}OH \to C{O_2} \cr} \)
8. Dung dịch chứa chất nào sau đây có độ pH bé nhất: đường saccarozo, glucozo, rượu etylic, axit axetic, NaOH?
A.Rượu etylic B.NaOH
C.Axit axetic D.Saccarozo.
Advertisements (Quảng cáo)
9. Cho sơ đồ (1) C2H4 (H2O, axit) \(\to\) C2H5OH (men) \(\to\) CH3COOH
(2) C4H10 (+O2, xúc tác, t0) \(\to\) CH3COOH
Để thu được cùng một lượng CH3COOH (cùng hiệu suất) chất được sử dụng có lợi nhất về khối lượng là:
A.C2H4
B.C4H10
C.C2H4 và C4H10 được lấy với khối lượng bằng nhau.
D.Không xác định được.
1.0: Len men rượu m gam glucozo cho toàn bộ lượng CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) người ta thu được 25 gam kết tủa, hiệu suất phản ứng là 70%.
Giá trị của m là: (Cho H = 1, C = 12, O = 166, Ca = 40)
A.61,07 gam B.32,14 gam
C.50,4 gam D.65 gam
1.Đáp án: (mỗi câu 1đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
D |
C |
A |
B |
B |
A |
C |
B |
B |
2.Lời giải
1. (A)
2. (D)
Saccarozo không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
Glucozo tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 cho Ag.
3. (C)
Glucozo, fructozo, saccarozo (còn), H2SO4 (xúc tác)
4. (A)
C12H22O11 (1) \(\to\) C6H12O6 (2) \(\to\) C2H5OH (3) \(\to\) CH3COOH (4) \(\to\) CH3COOC2H5
6. (B)
Khối lượng saccarozo \(= 100.0,12.0,85 = 10,2 \;kg.\)
7. (A)
C12H22O11 \(\to\) 11H2O+ 12C
8. (C)
Dung dịch axit có độ pH bé nhất.
9. (B)
1 mol C4H10 cho 2mol CH3COOH, 1 mol C2H4 cho 1 mol CH3COOH.
1.0: (B)
\(\eqalign{ & {C_6}{H_{12}}{O_6} \to 2{C_2}{H_5}OH + 2C{O_2} \cr & C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O \cr & {n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} = 0,25mol.\cr& \Rightarrow {n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = {{0,125} \over {70}}.100 = 0,179mol \cr & {m_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = 0,179.180 = 32,14gam. \cr} \)