Thầy cô và các em tham khảo Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 của Sở GD & ĐT Đồng Nai năm học 2015 – 2016. Đề gồm có 5 câu đọc hiểu và 2 câu làm văn.
I. Đọc Hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Ống tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Advertisements (Quảng cáo)
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
( Trích Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002)
Advertisements (Quảng cáo)
1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ.
4. Hai câu thơ: Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát / Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh gợi cho anh/chị nghi đến đặc điểm gì của tiếng Việt? Đặc điểm ấy là cơ sở để tạo nên phép tu từ ngữ âm nào? Cho một ví dụ về phép tu từ ngữ âm ấy.
5. Đoạn thơ thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
II. Làm Văn (7,0 điểm)
1 (2,0 điểm): Hiện nay, một bộ phận giới trẻ sử dụng ngôn ngữ (nói và viết) một cách tùy tiện, làm mất đi vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) bàn về nguyên nhân của hiện tượng trên.
2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của Sông Đà trong đoạn trích sau:
Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
[…]
Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như vào đời Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2009)