1. Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo
A.sự tự phát của nông dân.
B.hệ tư tưởng tư sản.
C.xu hướng vô sản.
D.hệ tư tưởng phong kiến.
2. Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận
A.Bình Giã (Bà Rịa).
B.Đồng Xoài (Bình Phước).
C.Ba Gia (Quảng Ngãi).
D.Ấp Bắc (Mĩ Tho).
3. Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại?
A.Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
B.Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C.Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới.
D.Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
4. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng Sản Đông Dương tại Hội nghị tháng 5-1941 có điểm gì khác so với Hội nghị tháng 11-1939?
A.Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước.
B.Giành chính quyền bằng khởi nghĩa vũ trang.
C.Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D.Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
5. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là
A.các giai đoạn cách mạng và giai cấp lãnh đạo.
B.lực lượng và giai cấp lãnh đạo.
C.xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
D.thấy được mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội.
6. Chiến dịch chủ động tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là
A.Biên giới thu – đông năm 1950.
B.Điện Biên Phủ năm 1954.
C.Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954).
D.Việt Bắc thu – Đông năm 1947.
7. Biến đổi lớn nhất ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A.Có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.
B.Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
C.Mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Âu.
D.Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
8. Quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trận tự thế giới mới vì
A.Các nước thắng trận được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh.
B.Xác lập trên toàn thế giới cục diện hai cực, hai phe.
C.Đã dẫn tới thất bại của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa.
D.Đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
9. Sự kiện ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ cho thấy
A.Hòa bình, hợp tác không phải là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế.
B.Cục diện hai cực trong quan hệ quốc tế chưa hoàn toàn chấm dứt.
C.nhân loại đang phải đối mặt với một nguy cơ và thách thức lớn.
D.tình trạng chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi.
10. Có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức kỉ luật cao, gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ gắn bó với nông dân. Đó là đặc điểm của giai cấp nào ở Việt Nam?
A.Địa chủ phong kiến.
B.Công nhân.
C.Tư sản.
D.Tiểu tư sản.
11. Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo là
A.Mĩ.
B.Trung Quốc.
C.Liên Xô.
D.Nhật Bản.
12. Tháng 10-1930, Trần Phú chủ trì Hội nghị
A.Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21.
B.thống nhất ba tôt chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
C.Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.cấp cao ba nước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia).
13. Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần vương chống Pháp ở nước ta?
A.Hương Khê.
Advertisements (Quảng cáo)
B.Bãi Sậy.
C.Yên Thế.
D.Ba Đình.
14. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A.Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ.
B.Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.
C.Sự suy giảm về thế và lực do chạy đua vũ trang.
D.Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
15. Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân ta kết thúc?
A.Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.
B.Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
C.Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà.
D.Quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội.
16. Mục đích của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?
A.Khai thác triệt để nguồn than và cao su cho chính quốc.
B.Thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản.
C.Bù đắp thiệt hại cho Pháp trong lần khai thác thứ nhất.
D.Bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho Pháp.
17. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mỹ latinh, biến nơi đây thành
A.“Lục địa mới trỗi dậy”.
B.“Lục địa mới bùng cháy”.
C.“Châu Mỹ thức tỉnh”.
D.“Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc”.
18. Đâu là yếu tố khách quan giúp Nhật Bản có thêm cơ hội để phát triển đất nước trong nhữn năm 1950 – 1953?
A.Nhật Bản coi trọng nhân tố con người, xem đây là nhân tố quyết định hàng đầu.
B.Nhận được đơn đặt hàng quân sự của Mĩ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
C.Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
D.Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt.
19. Nội dung quan trọng nhất của đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là gì?
A.Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B.Đề ra nhiệm vụ chiến lược cách mạng cả nước và cách mạng từng miền
C.Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
D.Nhanh chóng tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.
20. Điểm chung trong kế hoạch Bôlae (1947) và kế hoạch Rơve (1949) của thực dân Pháp khi thực hiện cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc là
A.Chứng tỏ sức mạnh và tiềm lực quân sự của mình.
B.Giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C.Bao vây và cô lập cho bằng được căn cứ Việt Bắc.
D.Cắt đứt con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa.
21. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1885 – 1913) là
A.Triều đình nhà Nguyễn.
B.Thủ lĩnh nông dân.
Advertisements (Quảng cáo)
C.Sĩ phu, văn thân.
D.Tiểu tư sản, trí thức.
22. Lực lượng chủ yếu của cách mạng Việt Nam được xác định trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là
A.Công nhân và nông dân.
B.công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ.
C.Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ.
D.công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
23. Tính chất của Cách mạng tháng Hai – 1917 ở Nga là cách mạng
A.dân chủ Tư sản triệt để.
B.Tư sản không triệt để.
C.dân chủ tư sản kiểu mới.
D.Xã hội chủ nghĩa.
24. Phe Liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) gồm những nước nào?
A.Đức, Áo – Hung, Italia.
B.Đức, Ý, Nhật.
C.Đức, Nhật, Áo – Hung.
D.Anh, Pháp, Nga.
25. “….Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”.
Đoạn trích trên thuộc văn kiện nào?
A.Bản tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945).
B.“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C.Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ TW Đảng.
D.Tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
26. Hành động của Pháp sau Hiệp đinh Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 cho thấy Pháp
A.muốn khẳng định thế mạnh ở Đông Dương.
B.chỉ cần một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
C.muốn đàm phán với ta đề kết thúc chiến tranh.
D.quyết tâm xâm lược nước ta lần nữa.
27. Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động?
A.Công bố chiến lược toàn cầu mới của Tổng thống Kennedy.
B.Diễn văn “phục hưng châu Âu” của ngoại trưởng Mĩ – Mác san.
C.Thông qua chính sách viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ.
D.Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ.
28. Chiến dịch nào của ta đã đánh bại hoàn toàn âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp?
A.Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.
B.Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.
C.Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954.
D.Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
29. Điểm giống nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp – Mĩ phải
A.rút quân về nước, đề ra chiến lược mới.
B.kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược.
C.kí hiệp định với ta.
D.chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
30. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ngày nay là gì?
A.Khoa học trở thành lực lượng sản xuất gián tiếp.
B.Khoa học trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp.
C.Khoa học và kỹ thuật có sự phát triển độc lập.
D.Mọi phát minh kỹ thuật đều liên quan đến khoa học.
31. Hiệp định Pari (1973) có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta.
A,Tạo thời cơ thuận lợi để ta đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.
B.Cơ sở để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.
C.Tạo điều kiện thuận lợi để ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.
D.Phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
32. Điểm khác nhau trong nguyên nhân thắng lợi của ta ở Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) với cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 là
A.Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B.Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C.Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
D.Hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
33. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào thuộc phe Đồng minh vào nước ta cùng với quân Trung Hoa Dân quốc?
A.Anh.
B.Anh và Pháp.
C.Liên Xô.
D.Pháp và Mỹ.
34. Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965) của quân dân ta đã chứng tỏ điều gì?
A.Quân và dân miền Nam đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
B.Lực lượng quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu.
C.Quân và dân miền Nam có khả năng đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.
D.Lực lượng vũ trang miền Nam đã lớn mạnh về mọi mặt.
35. Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam là
A.Hệ thống “ấp chiến lược” sụp đổ, nhiều vùng nông thôn được giải phóng.
B.Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
C.Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
D.Làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
36. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng trong những năm 1858 – 1859 đã làm thất bại âm mưu nào của Pháp?
A.“đánh nhanh thắng nhanh”.
B.“lẫn chiếm từng bước”.
C.“chinh phục từng gói nhỏ”.
D.“vết dầu loang”
37. Lực lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam là
A.Quân đội Sài Gòn.
B.Quân đội Mĩ và đồng minh.
C.Quân đồng minh.
D.Quân đội Mĩ.
38. Đâu không phải là hành động của nhân dân Bắc Kì khi Gác-ni-ê đưa quân tấn công Bắc Kì lần thứ nhất?
A.Bất hợp tác với Pháp.
B.Đốt kho thuốc súng của Pháp.
C.Bỏ thuốc độc vào các giếng nước uống.
D.Tìm cách thỏa hiệp với Pháp.
39. Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng đã thành lập
A.Hội Duy tân.
B.Hội Phục Việt.
C.Việt Nam Quang phục hội.
D.Việt Nam nghĩa đoàn.
40. Yếu tố khách quan nào đã tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong những năm 1936 – 1939?
A.Chính phủ Mặt trận Nhân lên cầm quyền ở Pháp.
B.Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chuẩn bị gây chiến tranh thế thứ hai.
C.Ở Đông Dương có viên Toàn quyền mới.
D.Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
D |
D |
A |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
B |
C |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
C |
C |
D |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
B |
B |
B |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
B |
D |
C |
A |
B |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
D |
A |
C |
B |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
C |
C |
A |
C |
B |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
A |
A |
D |
C |
A |