A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3đ)
1. Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng phát biểu nào sau đây đúng?
A.Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là photon.
B.Năng lượng photon càng nhỏ khi cường độ chùm sáng càng nhỏ.
C.Photon có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.
D.Năng lượng của photon càng lớn khi tần số ứng với photon đó càng nhỏ.
2. Hiện tượng quang điện trong chỉ xảy ra ở
A.chất khí
B.chất bán dẫn
C.kim loại
D.chất điện môi.
3. Một kim loại có bước sóng giới hạn là \({\lambda _0}.\) Ánh sáng kích thích có bước sóng là \(\dfrac{{{\lambda _0}}}{3}.\) Cho rằng năng lượng còn lại của photon sau khi bứt electron ra khỏi kim loại chuyển hết thành động năng của hạt electron. Động năng ban đầu cực đại của quang electron là:
\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{hc}}{{4{\lambda _0}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{{hc}}{{2{\lambda _0}}}\\C.\dfrac{{2hc}}{{{\lambda _0}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\end{array}\)
4. Phát biểu nào sau đây là sai?
Để gây ra hiện tượng quang điện đối với một kim loại, bức xạ chiếu vào nó phải
A.có bước sóng lớn hơn một tần số nào đó.
B.có tần số lớn hơn một bước sóng nào đó.
C.có bước sóng bằng một bước sóng nào đó.
D.có bước sóng nhỏ hơn một bước sóng nào đó.
5. Có bốn chùm sáng đỏ, da cam, vàng, lục lần lượt chiếu vào một tấm kim loại. Hiện tượng quang điện không thể xảy ra đầu tiên phải kể đến chùm sáng
A.da cam B.đỏ
C.vàng D.lục.
6. Nguyên nhân ở trạng thái dừng có nghĩa là:
A.electron đứng yên so với hạt nhân.
B.hệ thống nguyên tử có một trạng thái chuyển động xác định.
C.nguyên tử chuyển động đều.
D.hạt nhân trong nguyên tử không dao động.
7. Chọn phát biểu đúng.
Ánh sáng lân quang
A.tắt ngay sau khi tắt nguồn kích thích
B.tồn tại lâu hơn 10-8s sau khi tắt nguồn kích thích
C.có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tới kích thích.
D.được phát ra từ mọi chất rắn, lỏng, khí khi được kích thích do được cung cấp năng lượng thích hợp.
8.Tia tử ngoại được dùng
Advertisements (Quảng cáo)
A.trong y tế để chụp điện, chiếu điện.
B.tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.
C.để tìm khuyết tật trên các sản phẩm đúc.
D.để chụp ảnh Trái Đất từ vệ tinh.
9. Ánh sáng vàng có bước sóng \(\lambda = 0,555\mu m.\) Năng lượng của photon ánh sáng vàng này tính theo đơn vị electron vôn (eV) bằng
A.3,5eV B.35,6eV
C.2,2eV D.3,52eV
10: Chùm sáng nào sau đây có năng lượng lớn nhất?
A.Có 105 photon với bước sóng 3mm.
B.Có 103 photon với bước sóng 10-12m.
C.Có 108 photon với bước sóng 10-10m.
D.Có 103 photon với bước sóng \(500\mu m.\)
11: Công thoát của electron khỏi đồng là \(6,{624.10^{ – 19}}J.\) Giới hạn quang điện của đồng là:
\(\begin{array}{l}A.0,3\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,48\mu m\\C.1,24\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,99\mu m\end{array}\)
12: Một kim loại có công thoát là 1,88eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó bằng
\(\begin{array}{l}A.0,33\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,66\mu m\\C.1,05\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,15\mu m\end{array}\)
13: Photon của một bức xạ đơn sắc có năng lượng 2,66eV. Bức xạ đó là:
A.tia hồng ngoại
B.tia tử ngoại.
C.ánh sáng nhìn thấy.
D.tia X.
14: Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào một tấm đồng. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng
Advertisements (Quảng cáo)
\(\begin{array}{l}A.0,12\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,35\mu m\\C.0,22\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,25\mu m\end{array}\)
15: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của electron trong nguyên tử hidro là r0. Khi electron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
A.21r0 B.12r0
C.9r0 D.15r0
16: Một nguồn sáng có công suất 2mW, phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,835\mu m.\) Số photon mà nguồn sáng phát ra trong một giấy bằng
\(\begin{array}{l}A.4,{8.10^{15}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.4,{8.10^{14}}\\C.8,{4.10^{15}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.8,{4.10^{14}}\end{array}\)
17: Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là \(4,5\mu m.\) Năng lượng kích hoạt của chất đó là
A.4,416ev B.2,760eV
C.0,276eV D.0,441eV
18: Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng \(0,76\mu m.\) Hỏi nếu chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang?
\(\begin{array}{l}A.0,65\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,80\mu m\\C.0,76\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,55\mu m\end{array}\)
B.PHẦN TỰ LUẬN (4đ)
19: (2đ) Giới hạn quang điện của kẽm là \(0,35\mu m.\)
a) (1đ) Hỏi công thoát (theo eV) của electron bứt ra khỏi kẽm bằng bao nhiêu?
b) (1đ) Chiếu tia tử ngoại có bước sóng \(0,25\mu m\) vào một tấm kẽm. Nếu cho rằng toàn bộ năng lượng còn lại ngoài công thoát mà photon tia tử ngoại trao cho electron đều chuyển hóa thành động năng của electron thì động năng này băng bao nhiêu?
20: (2đ) Một mạch điện gồm một bộ pin có suất điện động 18V và điện trở trong \(6\Omega \) mắc nối tiếp với một quang điện trở.
a) (1đ) Khi quang điện trở không được chiếu sáng thì cường độ dòng điện trong mạch chỉ vào khoảng \(1,5\mu A.\) Xác định điện trở của quang điện trở trong bóng tối.
b) (1đ) Khi quang điện trở được chiếu sáng thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,8A. Tính điện trở của quang điện trở lúc được chiếu sáng.
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
B |
C |
A |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
B |
C |
C |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
B |
C |
B |
A |
16 |
17 |
18 |
|
|
C |
C |
B |
|
Giải chi tiết
1. A
2. B
3. C
4. A
5. B
6. B
7. B
8. C
9. C
\(\varepsilon = \dfrac{{hc}}{\lambda } = \dfrac{{6,{{625.10}^{ – 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{555.10}^{ – 6}}.1,{{6.10}^{ – 19}}}} = 2,2eV.\)
10: B
11: A
12: B
13: C
14: B
15: A
16: C
\(P = {n_P}.\dfrac{{hc}}{\lambda }\)
\(\Rightarrow {n_P} = \dfrac{{\lambda .P}}{{hc}} = \dfrac{{0,{{835.10}^{ – 6}}{{.2.10}^{ – 3}}}}{{6,{{625.10}^{ – 34}}{{.3.10}^8}}} = 8,{4.10^{15}}.\)
17: C
\(\varepsilon = \dfrac{{hc}}{\lambda } = \dfrac{{6,{{625.10}^{ – 34}}{{.3.10}^8}}}{{4,{{5.10}^{ – 6}}.1,{{6.10}^{ – 19}}}} = 0,276eV\)
18: B
19:
\(\begin{array}{l}a)A = \dfrac{{hc}}{\lambda } = \dfrac{{6,{{625.10}^{ – 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{35.10}^{ – 6}}.1,{{6.10}^{ – 19}}}} = 3,55eV\\b){{\rm{W}}_d} = \dfrac{{hc}}{\lambda } – A = \dfrac{{6,{{625.10}^{ – 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{25.10}^{ – 6}}.1,{{6.10}^{ – 19}}}} – 3,55 = 4,61eV.\end{array}\)
20: a) Gọi R0 là điện trở của quang điện trong bóng tối. Ta có:
\(I = \dfrac{E}{{{R_0} + r}}\)
\(\Rightarrow {R_0} = \dfrac{E}{I} – r = \dfrac{{18}}{{1,{{5.10}^{ – 6}}}} – 6 \approx 1,{2.10^7}\Omega \)
b) Gọi R là điện trở của quang điện trở lúc được chiếu sáng. Ta có:
\(I = \dfrac{E}{{R + r}} \)
\(\Rightarrow R = \dfrac{E}{I} – r = \dfrac{{18}}{{0,8}} – 6 = 16,5\Omega .\)