A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3đ)
1. Các hạt có khối lượng dưới 200 lần khối lượng của electron được xếp vào loại
A.hadron B.lepton
C.barion D.mezon
2. Các hạt có khối lượng trên 200 lần khối lượng của electron được xếp vào loại
A.hadron B.lepton
C.barion D.mezon
3. Chọn phát biểu sai khi nói về các hạt sơ cấp
A.Các hạt sơ cấp luôn tương tác với nhau..
B.Các hạt sơ cấp có kích thước và khối lượng nhỏ hơn kích thước và khối lượng của hạt nhân nguyên tử.
C.Chỉ có các hạt sơ cấp mang điện tích thì mới có phản hạt của hạt đó.
D.Đa số các hạt sơ cấp là không đều.
4. Tương tác giữa các proton và electron thuộc loại tương tác
A.hấp dẫn
B.điện từ
C.mạnh
D.yếu
5. Hạt sơ cấp nào dưới đây không bền?
A.Proton B.photon
C.Electron D.Notron
6. Hadron là tên gọi của các hạt sơ cấp
A.barion và mezon
B.lepton và photon
C.lepton và mezon
D.nuclon và mezon
7. Hạt sơ cấp có khối lượng lớn hơn khối lượng của nuclon là
A.pozitron B.electron
C.hiperon D.mezon
8. Pozitron là phản hạt của
A.proton B.notron
C.electron D.notrion
9. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A.Barion gồm các hạt nhẹ có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng pproton.
B.các lepton gồm các hạt nhẹ có khối lượng nghỉ nhỏ hơn 200me, (me là khối lượng của electron)
C.các photon có khối lượng nghỉ bằng 0.
Advertisements (Quảng cáo)
D.Mezon gồm các hạt có khối lượng nghỉ lớn hơn các hạt lepton.
10: Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời. Nó có khối lượng lớn hơn khối lượng của Trái Đất vào khoảng
A.333000 lần B.33000 lần
C.300000 lần D.3300000 lần
11: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo gần tròn có bán kính khoảng
\(\begin{array}{l}A{.15.10^6}km\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B{.15.10^7}km\\C{.15.10^8}km\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D{.15.10^9}km\end{array}\)
12: Hành tinh thứ tư kể từ Mặt Trời trở ra là
A.Mộc tinh
B.Kim tinh
C.Hỏa tinh
D.Thiên Vương tinh.
13: Hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời là
A.Thủy tính
B.Kim tinh
C.Hỏa tinh
D.Thiên Vương tinh
14: Hành tinh trong hệ Mặt Trời gần như có cùng kích cỡ với Trái Đất là
A.Hỏa tinh
B.Thổ tinh
C.Thủy tinh
D.Kim tinh
15: Trong các hành tinh sau đây thuộc hệ Mặt Trời, hành tinh ở gần Trái Đất nhất là
A.Kim tinh
Advertisements (Quảng cáo)
B.Thủy tinh
C.Hỏa tinh
D.Mộc tinh
16: Đường kính của thiên hà vào khoảng
A.200000 năm ánh sáng
B.100000 năm ánh sáng
C.10000 năm ánh sáng
D.1 triệu năm ánh sáng
17: Khi sao chổi chuyển động trên phần quỹ đạo gần Mặt Trời, một số nơi trên Trái Đất có thể quan sát được đuôi sao chổi. Sự hình thành đuôi sao chổi là do
A.đám khí bao quanh sao có nhiệt độ tăng rất cao và bị bốc hơi mạnh.
B.lớp bụi bao quanh sao bị ma sát mạnh, nóng sáng và bốc chay.
C.đám khí và bụi bao quanh sao chịu tác động của áp suất ánh sáng mặt trời nên bị thổi dạt về phía đối diện với Mặt Trời.
D.sự tăng áp suất đội ngột của đám khí bao quanh sao khi nó tiến gần Mặt Trời.
18: Mặt Trời thuộc loại sao
A.trung bình giữa chất trắng và kềnh đỏ
B.kềnh đỏ
C.chất trắng
D.notron.
B.PHẦN TỰ LUẬN (4đ)
19: (2đ) Độ dịch về phía đỏ của vạch quang phổ \(\lambda \) của một quaza là \(0,16\lambda .\) Tính tốc độ dời xa ta của quaza này.
20: (2đ) Nếu coi Trái Đất chuyển động tròn quanh Mặt Trời. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời bằng 1 đơn vị thiên văn (đvtv)
a) (1đ) Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời
b) (1đ) Tính tốc độ dài của Trái Đất.
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
B |
C |
B |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
C |
A |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
C |
A |
D |
A |
16 |
17 |
18 |
|
|
B |
C |
A |
|
Giải chi tiết
1. A
2. B
3. C
4. B
5. D
6. A
7. C
8. C
9. A
10: A
11: B
12: C
13: A
14: D
15: A
16: B
17: C
18: A
19: Ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{\Delta \lambda }}{\lambda } = \dfrac{v}{c} = 0,16\\ \Rightarrow v = 0,16c = 0,{16.3.10^8} = 4,{8.10^7}m/s\\v = 48000km/s\end{array}\)
20: a) Lực hấp dẫn được tính theo công thức: \(F = G\dfrac{{{m_D}.{m_T}}}{{{r^2}}}\)
\({m_D} = 5,{98.10^{24}}kg;\)
\({m_T} = 1,{99.10^{30}}kg;\)
\(r = {15.10^{10}}m\)
\(G = 6,{67.10^{ – 11}}N{m^2}/kg;\) tính ra ta được \(v=29,85 \,km/s.\)