A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3đ)
1. Máy phát điện xoay chiều ba pha kiểu cảm ứng có các cuộn dây của phần ứng mắc hình sao thì tải tiêu thụ của nó được mắc với nhau:
A.theo kiểu hình sao hoặc theo kiểu hình tam giác.
B.luôn theo kiểu hình tam giác.
C.luôn theo kiểu hình sao.
D.luôn phải mắc song song với nhau.
2. Khi nói về hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha, phát biểu nào sau đây là sai?
A.Từ trường quay có cùng tần số với tần số điện áp mà động cơ sử dụng.
B.Điện năng đưa vào động cơ biến thành cơ năng quay của rôt.
C.Tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
D.Tốc độ quay của roto bằng tần số góc của dòng điện xoay chiều qua động cơ.
3. Đoạn mạch điện xoay chiều AB chỉ chứa một trong các phần tử: điện trở thuần, cuộn cảm thuần hoặc tụ điện. Khi đặt điện áp \(u = {U_0}cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\) lên hai đầu A và B thì dòng điện trong mạch có biểu thức \(i = {I_0}cos\left( {100\pi t – \dfrac{\pi }{4}} \right).\) Đoạn mạch AB chứa
A.cuộn dây có điện trở.
B.cuộn cảm thuần.
C.tụ điện.
D.điện trở thuần.
4. Một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L, tụ điện có điện dung C và một điện trở thuần R: mắc nối tiếp. Nếu hai đầu đoạn mạch được duy trì bởi điện áp \({U_0}\sqrt 2 cos(\omega t)\) thì công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại khi
\(\begin{array}{l}A.\omega = \dfrac{1}{{LC}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\omega = \sqrt {\dfrac{L}{C}} \\C.\omega = \sqrt {LC} \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}\end{array}\)
5. Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, các đại lượng L, C không đổi. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch điện xoay chiều có biên độ và tần số không thay đổi. Thay đổi R cho đến khi R=R0 thì công suất của đoạn mạch cực đại. Khi đó:
\(\begin{array}{l}A.{R_0} = {({Z_L} – {Z_C})^2}\\B.{R_0} = |{Z_L} – {Z_C}|\\C.{R_0} = {Z_C} – {Z_L}\\D.{R_0} = \sqrt {{Z_L}.{Z_C}} \end{array}\)
6. Cho đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, với R thay đổi được, cuộn cảm thuần có cảm kháng \({Z_L} = 80\Omega ,\) tụ có dung kháng \({Z_C} = 30\Omega ,\) điện áp đặt vào mạch có dạng \(u = 120\sqrt 2 cos(100\pi t)\,(V).\) Công suất tiêu thụ của mạch cực đại khi R bằng:
\(\begin{array}{l}A.55\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.110\Omega \\C.50\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.25\Omega \end{array}\)
7. Cho một đoạn mạch xoay chiều AMNB. Trong đó AM chứa tụ điện, MN chứa cuộn cảm thuần, NB chứa điện trở thuần. Biết \({U_{AM}} = 40V,{U_{MB}} = 20\sqrt 2 ,{U_{AB}} = 20\sqrt 2 V.\) Hệ số công suất của mạch bằng
\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{1}{2}\\C.\sqrt 2 \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,25\end{array}\)
8. Một máy phát điện xoay chiều một pha (kiểu cảm ứng). Roto là một nam châm điện có 10 cặp cực. Để phát ra dòng điện có tần số 50Hz thì roto phải quay với tốc độ bằng
A.n = 300 vòng/phút
B.n = 500 vòng/phút
C.n = 600 vòng/phút
D.n = 1000 vòng/phút.
9. Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Biết điện áp đặt vào đầu đoạn mạch \(u = 100cos(100\pi t)\,(V),\) điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần UL=50V, công suất tiêu thụ điện trên đoạn mạch P=50W và dòng điện sớm pha \(\dfrac{\pi }{4}\) so với điện áp. Điện trở R và dung kháng ZC có giá trị là:
\(\begin{array}{l}A.R = 100\Omega ;{Z_C} = 50\Omega \\B.R = 50\Omega ;{Z_C} = 50\Omega \\C.R = 50\Omega ;{Z_C} = 100\Omega \\D.R = 100\Omega ;{Z_C} = 100\Omega \end{array}\)
10: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = {U_0}cos(\omega t)\) thì dòng điện trong mạch là \(i = {I_0}cos\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{3}} \right).\) Đoạn mạch này luôn có:
\(\begin{array}{l}A.{Z_L} < {Z_C}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.{Z_L} > {Z_C}\\C.{Z_L} = R\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.{Z_L} = {Z_C}\end{array}\)
11: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R và tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ – 4}}}}{{3\pi }}F\) mắc vào mạch điện xoay chiều có giá trị điện áp hiệu dụng 150V, tần số 50Hz và cường độ dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng là \(\dfrac{{\sqrt 5 }}{5}A.\) Điện trở thuần R có giá trị bằng
Advertisements (Quảng cáo)
\(\begin{array}{l}A.50\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.150\Omega \\C.200\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.100\Omega \end{array}\)
12: Cho một đoạn mạch xoay chiều AMNB. Trong đó AM chứa tụ điện, MN chứa điện trở thuần, NB chứa cuộn cảm thuần. Biết \({U_{AN}} = 200V,{U_{MB}} = 150V,\) điện áp tức thời uAN vuông pha với uMB, cường độ dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng 2A, tần số 50Hz. Độ tự cảm có giá trị bằng
\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{0,45}}{\pi }H\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{{1,45}}{\pi }H\\C.0,45H\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,25H\end{array}\)
13: Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, trong đó L thay đổi được. Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức \(u = 200\sqrt 2 cos(100\pi t)\,(V).\) Biết khi \(L = {L_1} = \dfrac{{3\sqrt 3 }}{\pi }H\) và khi \(L = {L_2} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{\pi }H\) thì cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong đoạn mạch đều bằng nhau nhưng giá trị tức thời lệch pha nhau một góc là \(\dfrac{{2\pi }}{3}.\) Điện trở R có giá trị bằng
\(\begin{array}{l}A.200\sqrt 3 \Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.200\Omega \\C.100\sqrt 3 \Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.100\Omega \end{array}\)
14: Một đoạn mạch xoay chiều gồm hai trong ba phần tử: điện trở thuần R, tụ điện có dung kháng ZC, cuộn cảm có cảm kháng ZL, được mắc nối tiếp. Biết điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch là \(u = 120\sqrt 2 cos(100\pi t)\,(V).\) Cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức \(i = 1,2cos\left( {100\pi t – \dfrac{\pi }{4}} \right)\,(A).\) Điện trở hoặc cảm kháng hoặc dung kháng của hai phần tử đó là:
\(\begin{array}{l}A.R = {Z_L} = 100\Omega \\B.R = {Z_C} = 100\Omega \\C.{Z_L} = {Z_C} = 25\sqrt 2 \Omega \\D.R = {Z_L} = 25\sqrt 2 \Omega \end{array}\)
15: Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp \(u = 100\sqrt 2 cos(100\pi t).\) Biết công suất tiêu thụ trên đoạn mạch là 100W, dòng điện chạy trong mạch nhanh hơn điện áp một góc \(\dfrac{\pi }{4}\) và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần là \(50\sqrt 2 V.\) Điện dung C của tụ điện có giá trị bằng
\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{{{4.10}^{ – 4}}}}{\pi }F\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{{{{2.10}^{ – 4}}}}{\pi }F\\C.\dfrac{{{{10}^{ – 4}}}}{\pi }F\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.26,38F\end{array}\)
16: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \dfrac{{0,2}}{\pi }H\) nối tiếp và tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ – 4}}}}{\pi }F.\) Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U=200V. Để công suất tiêu thụ điện trên đoạn mạch là P=240W thì giá trị của điện trở là
\(\begin{array}{l}A.60\Omega \,hay\,160\Omega \\B.60\Omega \,hay\,106,7\Omega \\C.60\Omega \,hay\,30\Omega \\D.60\Omega \,hay\,180\Omega \end{array}\)
17: Trong mạch điện xoay chiều ba pha mắc kiểu hình sao, mối liên hệ giữa giá trị hiệu dụng của điện áp dây Ud và điện áp pha Up là
\(\begin{array}{l}A.{U_d} = 3{U_p}\\B.{U_p} = \sqrt 3 {U_d}\\C.{U_p} = 3{U_d}\\D.{U_d} = \sqrt 3 {U_p}\end{array}\)
18: Một máy điện áp lí tưởng có số vòng dây ở cuộn sơ cấp gấp hai lần cuộn dây thứ cấp. Nối hai đầu cuộn sơ cấp với nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng U1=220V và cường độ hiệu dụng I1=2A, khi đó điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng ở cuộn sơ cấp là:
\(\begin{array}{l}A.{U_2} = 110V;{I_2} = 4A\\B.{U_2} = 440V;{I_2} = 1A\\C.{U_2} = 110V;{I_2} = 1A\\D.{U_2} = 440V;{I_2} = 4A.\end{array}\)
B.PHẦN TỰ LUẬN (4đ)
19: (2đ) Điện áp ở hai đầu đoạn mạch là \(u = 400cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\,(V)\) thì cường độ dòng điện \(i = 1cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)\,(A).\) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.
20: (2đ) Cho một đoạn mạch xoay chiều gồm một điện trở thuần \(R = 100\Omega ,\) một tụ điện có điện dung \(C = 31,8\mu F\) và một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được, mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp \(u = 100\sqrt 2 cos(100\pi t)\,(V).\) Khi đó độ tự cảm \(L = \dfrac{{0,7}}{\pi }H,\) thì công suất của mạch là P=100W. Viết biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch.
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
D |
B |
D |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
A |
C |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
A |
D |
A |
C |
16 |
17 |
18 |
|
|
B |
D |
A |
|
Giải chi tiết
1. A
2. D
Advertisements (Quảng cáo)
3. B
4. D
5. B
6. C
7. A
Ta có: \({U_C} = {U_{AM}};{U_L} = {U_{MN}};\)\(\,{U_R} = {U_{NB}};{U_{RL}} = {U_{MB}}\)
Do đó: \(\begin{array}{l}U_{RL}^2 = U_R^2 + U_L^2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\\U_{AB}^2 = U_R^2 + U_L^2 + U_C^2 – 2{U_L}.{U_C}\end{array}\)
Từ (1) và (2) ta suy ra: \(U_C^2 = 2{U_L}.{U_C} \Rightarrow {U_L} = \dfrac{{{U_C}}}{2} = 20V\)
Thay UL vào (1) ta có: UR=20V
Vậy \(cos\varphi = \dfrac{{{U_R}}}{{{U_{AB}}}} = \dfrac{{20}}{{20\sqrt 2 }} = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
8. A
Từ công thức: \(f = \dfrac{{np}}{{60}} \Rightarrow n = \dfrac{{60f}}{p} = 300\) vòng/phút
9. C
Vì \(\begin{array}{l}\tan \varphi = \dfrac{{{U_L} – {U_C}}}{{{U_R}}} = \tan \dfrac{\pi }{4} = 1\\ \Rightarrow {U_L} – {U_C} = {U_R};\\P = R{I^2},U_{AB}^2 = U_R^2 + {({U_L} – {U_C})^2};\\{Z_C} > {Z_L}\end{array}\)
Dùng phép thử ta có: \(R = 50\Omega ;{Z_C} = 100\Omega \)
10: B
11: B
\(\begin{array}{l}{Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi \dfrac{{{{10}^{ – 4}}}}{{3\pi }}}} = 300\Omega \\Z = \sqrt {{R^2} + Z_C^2} = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{150}}{{\dfrac{{\sqrt 5 }}{5}}} = 150\sqrt 5 \Omega \\ \Rightarrow R = 150\Omega \end{array}\)
12: A
\(\begin{array}{l}{Z_{AN}} = \sqrt {{R^2} + Z_C^2} = \dfrac{{{U_{AN}}}}{I} = \dfrac{{200}}{2} = 100\Omega \\ \Rightarrow {R^2} + Z_C^2 = {100^2}\,\,\,\,\,\,(1)\\{Z_{MB}} = \sqrt {{R^2} + Z_L^2} = \dfrac{{{U_{MB}}}}{I} = \dfrac{{150}}{2} = 75\Omega\\ \Rightarrow {R^2} + Z_L^2 = {75^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2)\end{array}\)
Vì uAM vuông pha với uNB, nên ta có:
\(\tan {\varphi _{\left( {{{{U_{AN}}} \over i}} \right)}}.\tan {\varphi _{\left( {{{{U_{MB}}} \over i}} \right)}} = 1\)
\( \Leftrightarrow \dfrac{{{Z_C}}}{R}.\dfrac{{{Z_L}}}{R} = 1 \Rightarrow {Z_C}{Z_L} = {R^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3)\)
Từ (1), (2), (3) ta suy ra: \({Z_L} = 45\Omega .\) Độ tự cảm có giá trị:
\(L = \dfrac{{{Z_L}}}{\omega } = \dfrac{{0,45}}{\pi }H\)
13: D
Vì khi L=L1 hoặc L=L2 thì i1=i2=i nên ta có: Z1=Z2
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \sqrt {{R^2} + {{({Z_{{L_1}}} – {Z_C})}^2}} = \sqrt {{R^2} + {{({Z_{{L_2}}} – {Z_C})}^2}} \\ \Rightarrow ({Z_{{L_1}}} – {Z_C}) = \pm ({Z_{{L_1}}} – {Z_C}) \\ \Rightarrow ({Z_{{L_1}}} – {Z_C}) = – ({Z_{{L_1}}} – {Z_C})\\ \Rightarrow {Z_C} = \dfrac{{{Z_{{L_1}}} + {Z_{{L_2}}}}}{2} = \dfrac{{300\sqrt 3 + 100\sqrt 3 }}{2} = 200\sqrt 3 \Omega \end{array}\)
Mặc khác ta lại có:
\(\begin{array}{l}\tan ({\varphi _1} + {\varphi _2}) = \dfrac{{\tan {\varphi _1} + \tan {\varphi _2}}}{{1 – \tan {\varphi _1}.\tan {\varphi _2}}} = \tan \dfrac{{2\pi }}{3} = – \sqrt 3 \\ \Leftrightarrow \dfrac{{\dfrac{{{Z_{{L_1}}} – {Z_C}}}{R} + \dfrac{{{Z_C} – {Z_{{L_2}}}}}{R}}}{{1 – ({Z_{{L_1}}} – {Z_C})({Z_{{L_1}}} – {Z_C})}} = \dfrac{{200\sqrt 3 R}}{{{R^2} – 100\sqrt 3 .100\sqrt 3 }} = – \sqrt 3 \end{array}\)
Từ đó ta suy ra: \(R = 100\Omega \)
14: A
Vì u sớm pha hơn I nên đoạn mạch gồm hai phần tử là điện trở thuần và cuộn cảm thuần.Do đó ta có:
\(\begin{array}{l}Z = \sqrt {{R^2} + Z_L^2} = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{120\sqrt 2 }}{{1,2}} = 100\sqrt 2 \\\tan \varphi = \dfrac{{{Z_L}}}{R} = \tan \dfrac{\pi }{4} = 1\end{array}\)
Từ đó ta có: \(R = {Z_L} = 100\Omega .\)
15: C
Vì \(\begin{array}{l}\tan \varphi = \dfrac{{{U_C} – {U_L}}}{{{U_R}}} = \tan \dfrac{\pi }{4} = 1 \\ \Rightarrow {U_C} – {U_L} = {U_R}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\\u = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} – {U_C})}^2}} = \sqrt {2{{({U_L} – {U_C})}^2}}\\ \Rightarrow {U_L} – {U_C} = 50\sqrt 2 \,\,\,\,\,\,\,(2)\end{array}\)
Từ (1) và (2) suy ra: \({U_C} = 100\sqrt 2 V;{U_R} = 50\sqrt 2 V\)
Từ công thức: \(P = {U_R}I \Rightarrow I = \dfrac{P}{{{U_R} = \dfrac{{100}}{{50\sqrt 2 }}}} = \sqrt 2 A\)
Vậy \({Z_C} = \dfrac{{{U_C}}}{I} = \dfrac{{100\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} = 100\Omega\)
\( \Rightarrow C = \dfrac{1}{{\omega {Z_C}}} = \dfrac{{{{10}^{ – 4}}}}{\pi }F\)
16: B
Ta có: \(\begin{array}{l}P = R{I^2} = R\dfrac{{{U^2}}}{{{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}}}\\ \Rightarrow P{R^2} – {U^2}R + P{({Z_L} – {Z_C})^2} = 0\\ \Leftrightarrow 3{R^2} – 25R + 12 = 0\end{array}\)
Giải phương trình ta có: \(R = 60\Omega \,hay\,R = 106,7\Omega \)
17: D
18: A
19:
\(P = UIcos\varphi = \dfrac{{400}}{{\sqrt 2 }}.\dfrac{1}{{\sqrt 2 }}.cos\dfrac{\pi }{6} = 100\sqrt 3 {\rm{W}}.\)
20:
\(\begin{array}{l}{Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi .31,8}} = 100\Omega ;\\{Z_L} = \omega L = \dfrac{{100\pi .0,7}}{\pi } = 70\Omega \\Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}} = \sqrt {{{100}^2} + {{(100 – 70)}^2}} = 104\Omega \\I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{{100}}{{104}} = 0,96A;\\ \tan \varphi = \dfrac{{{Z_L} – {Z_C}}}{R} = \dfrac{{70 – 100}}{{100}} = 0,3\\ \Rightarrow \varphi = 0,29\,rad\end{array}\)
Biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch là:
\(i = 0,96\sqrt 2 cos(100\pi t + 0,29)\,(A)\)