Hòa tan hoàn toàn 37,8 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X (gồm N2O và N2) (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 18. Tính m … trong Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa năm 2019 trường THPT Trần Hưng Đạo
Đề bài
Câu 1: Dung dịch HNO3 0,01M có giá trị pH là
A. 0,01. B. 2.
C. 10-2. D. 12.
Câu 2: Sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn muối NH4HCO3 là
A. NH3. B. H2O.
C. CO2. D. NH3, CO2, H2O.
Câu 3: Dãy gồm các ion không tồn tại được trong một dung dịch là
A. K+, Ba2+, OH–, Cl-.
B. Na+, PO43-, Cl–, NH4+.
C. Ca2+, Cl–, Na+, NO3–.
D. Na+, NH4+, OH–, HCO3–.
Câu 4: Thể tích dung dịch HNO3 1M vừa đủ để trung hòa hết 200 ml NaOH 1M là
A. 100 ml. B. 50 ml.
C. 200 ml. D. 150 ml.
Câu 5: Trộn 100 ml dung dịch H3PO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Thành phần của dung dịch X là
A. Na2HPO4 và Na3PO4.
B. NaH2PO4 và H3PO4 dư.
C. Na3PO4 và NaOH dư.
D. NaH2PO4.
Câu 6: Dẫn khí CO qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 25,6 gam chất rắn. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 7,68 lít. B. 2,24 lít.
C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.
Câu 7: Phương trình hóa học CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl có phương trình ion rút gọn là
Advertisements (Quảng cáo)
A. CuCl2 + 2OH– → Cu(OH)2 + 2Cl–.
B. CuCl2 + 2Na+ → Cu2+ + 2NaCl.
C. Cu2+ + 2OH– → Cu(OH)2.
D. Na+ + Cl– → NaCl.
Câu 8: Cho 100 ml NaOH 2M phản ứng hết với dung dịch NH4Cl dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 6,72.
C. 2,24. D. 8,96.
Câu 9: Dẫn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, khối lượng kết tủa thu được là
A. 4,0 gam. B. 1,0 gam.
C. 5,0 gam. D. 3,0 gam.
Câu 10: Trong các kim loại Mg, Al, Cu, Fe. Số kim loại bị oxi hóa bởi HNO3 đặc nguội là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3– và ion amoni NH4+.
B. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
C. Trong tự nhiên, photpho có ở dạng tự do.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Trong y học Nabica (NaHCO3) là chất được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày.
Câu 12: Chất nào dưới đây là chất điện li mạnh?
A. BaSO4. B. HCl.
C. H2O. D. Cu(OH)2.
Câu 13: Cho các axit: (1) HNO3, (2) H3PO4, (3) H2CO3, (4) H2SiO3. Dãy các axit được sắp xếp theo chiều tính axit giảm dần là
A. 4, 3, 2, 1. B. 3, 4, 1, 2.
C. 1, 2, 3, 4. D. 2, 3, 4, 1.
Câu 14: Trộn V ml dung dịch NaOH 0,01M với 100 ml hỗn hợp dung dịch HCl 0,01M và H2SO4 0,01M thu được dung dịch X có pH = 2. Giá trị của V là
A. 400. B. 200.
C. 100. D. 300.
Câu 15: Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm, công thức hóa học của nước đá khô là
A. CO2. B. N2.
C. CO. D. NO2.
Câu 16: Thuốc thử để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat là dung dịch
A. NaNO3. B. NaOH.
C. AgNO3. D. NaCl.
Câu 17: Công thức hóa học của muối amoni clorua là
A. (NH2)2CO. B. NaCl.
C. NH4NO3. D. NH4Cl.
Câu 18: Chọn câu trả lời đúng. Trong các phản ứng oxi hóa – khử, nitơ
A. chỉ thể hiện tính khử.
B. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
C. chỉ thể hiện tính oxi hóa.
D. thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa.
Câu 19: Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào không đúng?
A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.
B. 2NH3 + 3Cl2 → 6HCl + N2.
C. 2CO + O2 CO2.
D. Fe + 2HNO3 loãng → Fe(NO3)2 + 2H2.
Câu 20: Để phân biệt các muối NH4Cl, NaNO3, (NH4)2SO4 ta có thể dùng hóa chất sau
A. HCl. B. Ba(OH)2.
C. NaOH. D. AgNO3.
Phần 2: TỰ LUẬN (2,0 điểm) Học sinh làm bài phần tự luận vào giấy kiểm tra.
Câu 1 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến hóa sau:
C → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → NaCl
Câu 2 (1,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 37,8 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X (gồm N2O và N2) (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 18. Tính m.