1. Có hai chị em gái mang nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ đều là nhóm máu A; Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là:
A. IOIO và IAIO
B. IBIO và IBIO
C. IAIO và IAIO
D. IBIO và IAIO
2. Cây có kiểu gen AaBb sau nhiều thế hệ tự thụ phấn liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu dòng thuần và có kiểu gen như thế nào?
A. 2 = AABB và aabb.
B. 3 = AABB, AaBb và aabb.
C. 4 = AABB, aabb, AAbb và aaBB.
D. 1 = AABB
3. Quần thể nào sau đây không ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.
B. 0,16AA : 0,48 Aa : 0,36aa.
C. 0,1 AA : 0,4Aa : 0,5aa.
D. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa.
4. Quy trình tạo giống bằng đột biến gồm các bước:
A. Gây đột biến → Tạo dòng thuần → Chọn lọc giống.
B. Tạo dòng thuần → Gây đột biến → Chọn lọc giống
C. Chọn lọc giống → Gây đột biến → Tạo dòng thuần.
D. Gây đột biến → Chọn lọc giống → Tạo dòng thuần.
5. Mục đích chủ động gây đột biến trong khâu chọn giống là:
A. Tạo vật liệu khởi đầu nhân tạo.
B. Tạo nguồn biến dị tổ hợp.
C. Tìm được kiểu gen mong muốn.
D. Trực tiếp tạo giống mới.
6. Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên ở trạng thái cân bằng có 2 alen A và a.Tần số tương đối của alen A = 0,2. cấu trúc di truyền của quần thể này là
A. 0,32AA : 0,64Aa : 0,04 aa.
B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25 aa.
C. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04 aa.
D. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64 aa.
7. Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Một người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu, lấy người chồng không bị bệnh mù màu. Xác suất sinh con bị mù màu là:
A.1/2
B. 1/3
C. 1/4
D. 3/4
8. Mục đích khâu chọn lọc giống là:
A. Duy trì và nhân giống mới.
B. Trực tiếp tạo giống mới.
C. Tạo vật liệu khởi đâu nhân tạo.
D. Tìm được kiểu gen mong muốn
9. Tần số của một loại kiểu gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa:
A. Số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.
B. Số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
C. Số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
D. Số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.
1.0: Trong một quần thể ngẫu phối, xét một gen gồm 2 alen A và a tạo ra các kiểu gen có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Biết rằng tỷ lệ kiểu gen AA = 24%; Aa = 40%. Tần số tương đối của alen a là bao nhiêu?
A. 0,46.
B. 0,36.
C. 0,56.
D. 0,64.
1.1: Hai cơ quan của hai loài khác nhau được xem là tương đồng với nhau khi:
A. Giống nhau về hình thái và cấu tạo trong.
B. Cùng nguồn gốc từ phôi và có vị trí tương ứng.
C. Ở vị trí tương đương nhau trên cơ thể.
D. Khác nguồn gốc, nhưng cùng chức năng.
1.2: Khi cơ quan thoái hóa phát triển mạnh và biểu hiện ở cá thể của loài thì gọi là:
A. Hiện tượng thoái hóa.
B. Hiện tượng lại giống,
C. Hiện tượng lại tổ.
D. Hiện tượng đột biến.
Advertisements (Quảng cáo)
1.3: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β-Hb giống nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc, chứng minh điều này nhờ bằng chứng nào sau đây?
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. Bằng chứng địa lý – sinh học.
C. Bằng chứng phôi sinh học.
D. Bằng chứng sinh học phân tử.
1.4: ADN tái tổ hợp được tạo ra trong kỹ thuật cấy gen, sau đó được đưa vào vi khuẩn E. coli là nhằm
A. làm tăng nhanh số lượng gen mong muốn được cấy trong ADN tái tổ hợp.
B. để ADN tái tổ hợp kết hợp vào ADN vi khuẩn E. Coli.
C. làm tăng hoạt tính của gen chứa trong ADN tái tổ hợp.
D. để kiểm tra hoạt tính của phân tử ADN tái tổ hợp.
1.5: Phương pháp nuôi cấy hạt phấn hay noãn tạo ra:
A. Cây thuần chủng.
B. Dòng đơn bội.
C. Thực vật lưỡng bội.
D. Thể song nhị bội.
1.6: Khi lai giữa các dòng thuần khác nhau của cùng một loài, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ:
A. F4
B. F3
C. F2
D.F1
1.7: Cho phả hệ sau, trong đó alen gây bệnh (kí hiệu là a) là lặn so với alen bình thường (A) và không có đột biến xảy ra trong phả hệ này
Khi cá thể II.1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II.2 thì xác suất sinh con đầu lòng là trai có nguy cơ bị bệnh là bao nhiêu?
A. 12.5%
B. 25%
C. 100%
D. 75%
1.8: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:
A. 0,2; 0,8
B. 0,7; 0,3
C. 0,3; 0,7
D. 0,8; 0,2
1.9: Quần thể khởi đầu có thành phần kiểu gen là 0,2AA: 0,5Aa : 0,3aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen Aa là:
A. 0,30.
B. 0,125.
C. 0,6
D. 0,075.
2.0: Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương tự phản ánh
A. sự tiến hóa phân li.
B. nguồn gốc chung của sinh giới,
Advertisements (Quảng cáo)
C. sự tiến hóa đồng quy.
D. sự tiến hóa vừa đồng quy, vừa phân li.
2.1: Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là bao nhiêu?
A. 0,083
B. 0,111
C. 0,063
D. 0,043
2.2: Enzim được sử dụng để cắt và nối ADN trong kỹ thuật cấy gen lần lượt là:
A. Pôlimeraza -Ligaza.
B. Reparaza – Ligaza
C. Restrictaza – Ligaza.
D. Restrictaza – Reparaza.
2.3: Cấu trúc di truyền của 1 quần thể tự phối qua các thế hệ sẽ thay đổi theo xu hướng:
A. Tần số alen trội ngày càng giảm, alen lặn tăng.
B. Tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần, còn dị hợp giảm,
C. Tần số kiểu gen dị hợp tăng, còn đồng hợp giảm.
D. Tần số alen lặn ngày càng giảm, alen trội tăng.
2.4: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau :
Xác suất để người III.2 mang gen bệnh là bao nhiêu?
A.0,67.
B.0,5.
C. 0,335.
D.0,75.
2.5: Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng sẽ cho phép
A. xác định nguyên nhân và cơ chế đột biến.
B. xác định vai trò mối quan hệ kiểu gen và môi trường trong hình thành tính trạng,
C. xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
D. xác định ảnh hưởng của tế bào chất trong di truyền.
2.6: Hiện tượng 2 động vật có xương sống khác loài giống nhau về cấu tạo chi trước, chứng tỏ chúng cùng nguồn gốc thì gọi là bằng chứng
A. sinh học phân tử
B. phôi sinh học.
C. địa lý-sinh học.
D. giải phẫu so sánh.
2.7: Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau điều này chứng minh các loài sinh vật nguồn gốc chung, đây là bằng chứng
A. sinh học phân tử.
B. phôi sinh học.
C. giải phẫu so sánh.
D. địa lý-sinh học.
2.8: Nói về cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa, câu sai là:
A. Thực vật cũng có cơ quan tương đồng.
B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng,
C. 2 loại cơ quan này phản ánh quan hệ họ hàng.
D. Chỉ ở động vật mới có cơ quan thoái hóa.
2.9: Trong kỹ thuật cấy gen, các khâu được tiến hành theo trình tự:
A. Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập ADN → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
B. Phân lập ADN →tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận,
C. Phân lập ADN → cắt ADN tế bào cho→ chuyển đoạn ADN cho vào tế bào nhận.
D. Cắt ADN tế bào cho → chuyển đoạn ADN cho vào tế bào nhận → phân lập ADN.
3.0: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Vây cá voi và vây cá trắm
B. Gai xương rồng và lá cây cam
C. Cánh bướm và cánh chim
D. Chi trước của ngựa và chi sau của mèo
3.1: Kết luận nào sau đây là sai?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người là cơ quan tương đồng.
B. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng đều biến thái từ lá và tiến hóa theo hướng đồng quy.
C. Cánh của dơi và cánh của chim là hai cơ quan tương đồng.
D. Cánh của bướm và cánh của chim là hai cơ quan tương tự.
3.2: Nếu quần thể đậu Hà Lan đang ở trạng thái cân bằng di truyền, có 423 hạt trơn (kiểu gen BB và Bb) với 133 hạt nhăn (kiểu gen bb) thì tần số p(B) của alen trội hạt trơn và q(b) của alen lặn hạt nhăn là:
A. p(B) = 0,51; q(b) = 0,49.
B. p(B)= 0,423; q(b) = 0,113.
C. p(B) = 0,75; q(b) = 0,25.
D. p(B) = 1/4; q(b) = 3/4.
3.3: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường quy định. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Xác suất họ sinh được người con trai nói trên là:
A.l/8.
B.3/4.
C. 1/4.
D.3/8.
3.4: Trong một quần thể sóc đang ở trạng thái cân bằng, có số lượng cá thể mang kiểu hình mắt trắng chiếm tỷ lệ 1/100. Biết màu mắt do 1 cặp gen gồm 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định và mắt trắng là tính trạng lặn so với mắt nâu là tính trạng trội. Tỷ lệ % số cá thể ở thể dị hợp trong quần thể là:
A. 54%.
B.81%.
C. 18%.
D.72%.
3.5: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,04AA : 0,64Aa: 0,32aa.
B. 0,32AA : 0,64Aa: 0,04aa.
C. 0.64AA : 0,32Aa: 0,04aa.
D. 0,64AA : 0,04Aa: 0;32aa.
3.6: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên NST thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là
A. 0,0125%.
B. 0,25%.
C. 0,0025%.
D. 0,025%.
3.7: Định luật Hacdi – Vanbec phản ánh điều gì?
A. Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể.
B. Sự cân bằng di truyền trong quần thể ngẫu phối,
C. Sự không ổn định của các alen trong quần thể.
D. Sự biến động của tần số các alen trong quần thể.
3.8: Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về:
A. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
B. Sinh học và biến cố địa chất,
C. Cấu tạo trong của các nội quan..
D. Các giai đoạn phát triển phôi thai.
3.9: Phân tử ADN tái tổ hợp là
A. đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của thể truyền.
B. phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào nhận.
C. phân tử ADN tìm thấy trong vùng nhân của vi khuẩn.
D. một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn.
4.0: Xét hai gen, gen 1 có 3 alen và gen 2 có 4 alen các gen này nằm trên các cặp NST thường và phân ly độc lập với nhau, số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể là:
A. 60
B. 89
C. 66
D. 70
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
C |
C |
D |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
D |
C |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
C |
D |
A |
D |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
A |
A |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
A |
C |
B |
A |
B |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
A |
D |
B |
B |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
B |
A |
D |
C |
C |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
C |
B |
D |
A |
A |