Cảm nhận tâm trạng Mị và từ đó liên hệ nhân vật Chí Phèo để thấy được khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người lao động trong XH cũ.
I. Đọc – hiểu
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Chị lành như thể bát nước mưa em hứng đầu mùa
Dịu dàng như thể điệu rơi của hoa cau trước ngõ
Hồn nhiên như thể sự lớn lên của ngọn rau cọng cỏ
Giàu đức hi sinh như thể đất trong vườn
Nhân từ như thể chái bếp cây rơm
Mộng mơ như thể hoa khế rắc tím sân nhà nhỏ.
Em đi xa ký ức giàu có
Hương quê nưng nức nồi nước xông chị nấu bảy thứ lá cây
Advertisements (Quảng cáo)
Và cả dáng quê nghiêng chao sóng nước trời mây
Dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng
(Khát vọng mùa – Hoàng Đăng Khoa, NXB Hội nhà văn 2016, tr.17)
1/ Chỉ ra phương thức biểu đạt chính
2/Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đầu
3/Hình ảnh “dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng” gợi cho anh/chị điều gì?
Advertisements (Quảng cáo)
4/Thông điệp nhà thơ gửi gắm qua đoạn trích?
II. Tập làm văn
1/ Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình quê hương được gợi ra từ phần Đọc hiểu.
2/ Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
(Trích vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục 2008, tr7-8)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau để thấy được khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người lao động trong xã hội cũ:
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gỗ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả cố. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!
Vải hôm nay bán mấy?
– Kém ba xu dì ạ.
– Thế thì còn ăn thua gì!
– Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi
Chí Phèo đoán một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Ðịnh về. Hắn nôn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm
(Trích Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 1, NXB Giáo dục 2007, tr 149)