I. Trắc nghiệm: (4đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1 . Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào qui định ?
A. Số lượng nuclêôtit B. Thành phần các loại nuclêôtit.
C. Trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit. D. Cả A, B và C.
Câu 2 . trong nguyên phân, nhiễm sắc thể tập trung tại mặt phang xích đạo của thoi phân bào ờ:
A. Kì đầu B. Kì giữa
C. Kì sau D. Kì cuối.
Câu 3 . Cấu trúc lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền là:
A. Protein B. ADN
C. mARN D. rARN.
Câu 4. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?
A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái.
B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.
C. Sự tố hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.
D. sự tạo thành hợp tử.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 5. Ở bí: gen A – quả tròn; a – quả dài; gen B – hoa vàng; b – hoa trắng.
Khi cho lai hai giống bí quả tròn, hoa trắng và quả dài, hoa vàng với nhau thu được F1 đều cho cà chua quả tròn, hoa vàng. Cho F1 lai phân tích được 25% quả tròn, hoa vàng; 25% quả tròn, hoa trắng; 25% quả dài, hoa vàng; 25% quả dài, hoa trắng. Kiểu gen của p phải như thế nào?
A. P: aabb x aabB. B. P: aabb x aabB.
C. P: aabb x aabb D. P: aabb x aabB.
Câu 6. Một gen có 2800 nuclêôtit và có hiệu số giữa T và X bằng 20% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?
A. A = T = 415 nuclêôtit và G = X = 285 nuclêôtit.
B. A = T = 1215 nuclêôtit và G = X = 810 nuclêôtit.
C. A = T = 1670 nuclêôtit và G = X = 1130 nuclêôtỉt.
D. A = T = 980 nuclêôtit và G = X = 420 nuclêôtit.
II. Tự luận: (6đ)
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 1. Biến dị là gì? Có mấy loại biến dị ? Nêu đặc điểm của loại biến dị không di truyền.
Câu 2 . Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ gen (đoạn ADN) → mARN → protein →tính trạng
Câu 3 . Kết luận chung về di truyền học với con người?
I. Trắc nghiệm: (4đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
D |
B |
B |
C |
B |
D |
II. Tự luận: (6đ)
Câu 1 . * Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
Có 2 loại biến dị là biến dị di truyền (đột biến) và biến dị không di truyền (thường biến)
* Thường biển: là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
* Đặc điểm của thường biến:
– Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, dưới ảnh hường trực tiếp của môi trường.
– Phát sinh trong đời sống cá thể
– Không di truyền được
– Biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.
– Là phản ứng có lợi giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
Câu 2 . Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
Gen (1 đoạn ADN) →mARN → protein → tính trạng
Bản chất mối quan hệ trong sơ đồ là:
Trình tự nuclêôtit trong mạch khuôn ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN. Qua đó quy định trình tự các axit amin trong phân tử protein. Protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy gen qui định tính trạng.
Câu 3. Kết luận chung về di truyền học với con người.
– Những hiểu biết về di truyền học người giúp con người bảo vệ mình và bào vệ tương lai di truyền loài người thông qua những lĩnh vực chính như sau: di truyền y học tư vấn; di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình.
Di truyền y học tư vấn bao gồm việc chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.
– Di truyền học người đã giải thích quy định trong luật hôn nhân và gia đinh “những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau” và cho thấy hôn nhân một vợ một chông, phụ nữ tuổi đã cao không nên sinh con là có cơ sở sinh học.
– Các chất phóng xạ và các hoá chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người măc bệnh, tật di truyền nên cân phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường.