Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn? trong đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh của Sơ rGD & ĐT Quảng Nam năm 2019
I. Phần trắc nghiệm: (5.0đ)
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1: Trong lần phân bào I của giảm phân, các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào ở kỳ nào?
A. Kì cuối. B. Kì giữa.
C. Kì đầu. D. Kì sau.
Câu 2: Dạng thông tin nào được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin?
A. tARN. B. mARN.
C. rARN. D. ADN.
Câu 3: : Ở đậu Hà Lan, thân cao (A) là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp (a). Nếu F1 thu được hai kiểu hình gồm cây thân cao và cây thân thấp thì kiểu gen của bố, mẹ là
(1) Aa x Aa. (2) Aa x aa (3) AA x aa. (4) AA x AA
A. (1), (3). B. (1), (2).
C. (2), (3). D. (2), (4).
Câu 4: Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết?
(1). Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
(2). Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
(3). Lập bản đồ gen.
(4). Trong chọn giống có thể lựa chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
Tổ hợp đúng là
A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).
Câu 5: Khi nói về hội chứng Đao ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Hội chứng Đao do thừa một nhiễm sắc thể số 21.
Advertisements (Quảng cáo)
(2). Hội chứng Đao thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ.
(3). Người mắc hội chứng Đao vẫn có thể sinh con bình thường.
(4). Có mối liên hệ chặt chẽ giữa tuổi mẹ với khả năng sinh con mắc hội chứng Đao.
A. 4. B. 1.
C. 2. D. 3.
Câu 6: Thay đổi chỉ xảy ra ở một cặp nucleôtit của gen phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN được gọi là
A. đột biến. B. đột biến gen.
C. đột biến nhiễm sắc thể. D. đột biến điểm.
Câu 7: Có 3 phân tử ADN đều nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số phân tử ADN con được tạo ra là
A. 48. B. 32.
C. 16. D. 24.
Câu 8: Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
A. ADN. B. Prôtêin.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Nhiễm sắc thể. D. ARN.
Câu 9: Bộ nhiễm sắc thể của người nam bị hội chứng Đao là
A. 44A + XX. B. 44A + XY.
C. 45A + XX. D. 45A + XY.
Câu 10: Một gen có chiều dài 4080 Ao . Số nuclêôtit của gen là
A. 2400. B. 3000.
C. 1200. D. 1500.
Câu 11: Giả sử mạch bổ sung của gen có bộ ba AXG thì bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là
A. AGX. B. XGU.
C. AXG. D. UUX.
Câu 12: Nhóm động vật nào sau đây có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới đực là XX và giới cái là XY?
A. Hổ, báo. B. Trâu, bò.
C. Thỏ, ruồi giấm. D. Chim bồ câu, bướm.
Câu 13: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ruồi giấm là
A. 2n = 8. B. 2n = 14.
C. 2n = 24. D. 2n = 46.
Câu 14: Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu qua
A. cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính.
B. chuyển đổi giới tính trong quá trình phát sinh cá thể.
C. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài.
D. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong.
Câu 15: Theo lí thuyết, một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb tạo tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 2. B. 4.
C. 6. D. 8.
III. Phần tự luận: (5.0đ)
Câu 1: Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể là (2n+1)? Hãy nêu hậu quả của dạng đột biến đó?
Câu 2: Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Câu 3: a) Phát biểu nội dung quy luật phân li?
b) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
– T – T – X – X – G – T – T –
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó?