Tham khảo Đề cương và cấu trúc đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh lớp 9 năm 2015 – 2016: Giải thích vì sao: Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xĩ 1:1? Có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi ?
A. Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 9 môn Sinh
SỞ GDĐT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN SINH LỚP 9
Năm học 2015 -2016
1/Phát biểu các quy luật di truyền của MenĐen. Khái niệm: phép lai phân tích.
2/Ý nghĩa của Quy luật phân li độc lập. Biến dị tổ hợp.Giải thích: Các loài sinh sản hữu tính có biến dị phong phú hơn so với những loài sinh sản vô tính.
3/Hoàn thành các sơ đồ lai về lai một cặp tính trạng. Cho biết kết quả tỉ lệ KG và KH.Vận dụng phép lai phân tích xác định kiểu gen ( đồng hợp hay dị hợp) của cơ thể mang TT trội. Bài tập về lai một cặp tính trạng. Bài tập về lai hai cặp tính trạng
Advertisements (Quảng cáo)
4/Nêu được cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể. Chức năng của NST. Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
5/Kết quả,Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
6/Giải thích vì sao: Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xĩ 1:1? Có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi ?
7/Bài tập về NST. Bài tập về phát sinh giao tử, thụ tinh.
Advertisements (Quảng cáo)
8/Cấu tạo hóa học, cấu trúc của ADN, ARN.
9/Tóm tắt khả năng tự nhân đôi của phân tử ADN. So sánh cấu tạo hóa học của ADN và ARN. Bản chất mối quan hệ theo sơ đồ: Gen à mARN à Prôtêin à Tính trạng.
10/Áp dụng kiến thức về cấu trúc của phân tử ADN để giải bài tập.
11/Khái niệm đột biến gen, đột biến NST. Các dạng đột biến gen . Các dạng đột biến NST. Phân biệt thường biến với đột biến.
12/Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên nhân phát sinh các thể dị bội 2n + 1 ; 2n – 1.
13/Giải thích: Vận dụng hiểu biết mối quan hệ giữa Kiểu gen – môi trường và Kiểu hình để nâng cao năng suất cây trồng.
14/Bài tập liên quan đến đột biến gen.
B.Ma trận đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Sinh
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK I – MÔN SINH LỚP 9
Năm học 2015 -2016
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | |||
Chương I:
Các thí nghiệm Men Đen. 8 tiết 30% T. số điểm =3 điểm |
-Phát biểu các quy luật di truyền của Menden. -Khái niệm: phép lai phân tích.
|
– Biến dị tổ hợp. – Ý nghĩa của Quy luật phân li độc lập. – Giải thích: Các loài sinh sản hữu tính có biến dị phong phú hơn so với những loài sinh sản vô tính. |
-Áp dụng: Hoàn thành các sơ đồ lai về lai một cặp tính trạng. Cho biết kết quả tỉ lệ KG và KH. -Vận dụng phép lai phân tích xác định kiểu gen ( đồng hợp hay dị hợp) của cơ thể mang TT trội. -Bài tập về lai một cặp tính trạng ( mức độ dễ) |
– Bài tập về lai một cặp tính trạng. ( mức độ khó hơn) -Bài tập về lai hai cặp tính trạng. |
Chương II:
Nhiễm sắc thể 7 tiết 20% T. số điểm = 2,0 điểm |
-Nêu được cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể. Chức năng của NST.
|
-Kết quả,Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. -Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
|
-Giải thích: +Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xĩ 1:1. +Có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi. |
– Bài tập về NST. – Bài tập về phát sinh giao tử, thụ tinh.
|
Chương III:
ADN 7 tiết 30% T. số điểm =3,0 điểm |
-Cấu tạo hóa học, cấu trúc của ADN, ARN.
|
-Tóm tắt khả năng tự nhân đôi của phân tử ADN.
-So sánh cấu tạo của ADN và ARN. -Bản chất mối quan hệ theo sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → Tính trạng. |
-Áp dụng kiến thức về cấu trúc của phân tử ADN để giải bài tập (mức độ dễ)
|
-Áp dụng kiến thức về cấu trúc của phân tử ADN để giải bài tập( mức độ khó hơn )
|
Chương IV : Biến dị
7 tiết 20% T. số điểm =2,0 điểm |
-Khái niệm đột biến gen, đột biến NST -Các dạng đột biến gen . Các dạng đột biến NST.
|
–Phân biệt thường biến với đột biến.
|
.
-Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên nhân phát sinh các thể dị bội 2n + 1 ; 2n – 1. -Giải thích: Vận dụng hiểu biết mối quan hệ giữa Kiểu gen – môi trường và Kiểu hình để nâng cao năng suất cây trồng. |
-Bài tập liên quan đến đột biến gen. |
Tổng cộng :
100%= 10 điểm |
20%
2,0 điểm |
30%
3,0 điểm |
30%
3,0 điểm |
20%
2,0 điểm |