1. So sánh điểm giống và khác nhau của chiến lược “Chiền tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến luợc “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
2. Miền Bắc đạt được những thành tích gì trong việc thực nlìiện vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất từ năm 1964 đến 1968?
3. Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế nào? ? Chiến dịch nào đóng vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy này? Vì sao?
1. So sánh điểm giống và khác nhau của chiến lược “Chiền tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến luợc “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam ?
Điểm giống nhau:
+ Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
+ Đều diễn ra trên quy mô cả nước, đều tiến hành chiến tranh phá hoại miền Nam.
+ Do lực lượng quân Mĩ và quân đội Sài Gòn tiến hành.
Điểm khác nhau:
+ Lưc lượng tham chiến: “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân là chủ yếu, quân đồng minh Mĩ và quân đội tay sai ở miền Nam. “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng quân đội tay sai ở miền Nam là chủ yếu quân Mĩ phối hợp bằng hỏa lực và không quân.
+ Quy mô: “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại, “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành miền Nam và mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại, đồng thời còn tiến hành xâm lược Cam-pu-chia và Lào, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
+ Vai trò của Mĩ: Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ trực tiếp chiến đấu, vừa làm “cố vấn” chỉ huy, còn trong chiến lược “Việt Nam hóa chi tranh” Mĩ vừa phối hợp chiến đấu, vừa làm “cố vấn” chỉ huy.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Kế hoạch triển khai: “Chiến tranh cục bộ” thực hiện hai gọng kìm “tìm di” và “bình định”. “Việt Nam hóa chiến tranh” chú trọng chính sách “bình định”.
2. Miền Bắc đạt được những thành tích gì trong việc thực nhiên vụ chiến chiến đấu vừa sản xuất từ năm 1964 đến 1968?
Trong chiến đấu cả nước đã dấy lên một phong trào thi đua với các khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” trong lực lượng vũ trang, “Chắc tay búa, tay súng” trong công nhân; các phong trào “ba sẵn sàng” của thanh niên, “ba đảm đang” của phụ nữ…
+ Thành tích trong chiến đấu :
Hơn 4 năm chống chiến tranh phá hoại (từ ngày 5 – 8 – 1964 đến ngàv 1 -11 – 1968), miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay, diệt và bắt hàng nghìn giặc lái, bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến và tàu diệt kích. Ngày 1-11- 1968, Mĩ phải tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
+ Thành tích đạt được trong sản xuất:
Trong nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động tăng lên, nhiều hợp tác xã, địa phương đạt “Ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn; 1 lao động trên 1 ha diện tích gieo trồng trong 1 năm). Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc trên 1 héc ta trong hai vụ, đến năm 1967 có 30 huyện và 2.485 hợp tác xã.
Trong công nghiệp, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu nhất của chiến đấu và đời sống. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển. Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.
Advertisements (Quảng cáo)
Giao thông vận tải thông suốt đảm bảo yêu cầu phục vụ chiến đấu, sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
3. Cuộc Tổng tiến công và nồi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế nào? Chiến dịch nào đóng vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy này? Vì sao?
– Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 24 – 3 – 1975):
Thực hiện kế hoạch, ta tập trung lực lượng mạnh với vũ khí kĩ thuật hiện đại mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên – địa bàn chiến lược quan trọng.
+ Trong trận mở màn then chốt ở Buôn Ma Thuột ngày 10 – 3 – 1975, ta đã nhanh chóng thắng lợi. Ngày 12 – 3 -1975 địch phản công tái chiến Buôn Ma Thuột, nhưng thất bại. Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây nguyên rung chuyên, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.
+ Ngày 14 – 3 – 1975 địch rút khỏi khỏi Tây Nguyên, về giữ vùng duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt.
+ Đến ngày 24 – 3 – 1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
– Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (từ ngày 21-3 đến 29- 3 – 1975) :
Thấy thời cơ chiến lược đến nhanh hết sức thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam, trước tiên là chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
+ Ngày 21-3, quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây địch trong thành phố. 10 giờ 30 phút ngày 25 – 3, quân ta tiến vào cố đô Huế, ngày 26-3 giải phóng thành phố và tỉnh Thừa Thiên.
+ Trong cùng thời gian, quân ta giải phóng Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai, tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.
+ Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ – Ngụy rơi vào thế cô lập. Sáng ngày 29 – 3, quân ta từ ba phía Bắc, Tây, Nam tiến thẳng vào thành phố, đến 3 giờ chiều toàn bộ thành phố được giải phóng.
– Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến ngày 30 – 4 – 1975):
+ Ngày 9-4, quân ta tấn công Xuân Lộc – một căn cứ phòng thủ trọng-yếu bảo vệ Sài Gòn từ phía đông. Ngày 16-4, quân ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang.
+ Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức tổng thống.
+ 5 giờ chiều ngày 26 – 4, quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh. Năm cánh quân của ta cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch; tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quy Sài Gòn.
+ 10 giờ 45 phút, ngày 30 – 4, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên đầu hàng không điều kiện. 11giờ 30 phút cùng ngày, cờ cách mạng tung trên nóc Phủ Tổng thống ngụy, báo hiệu chiến địch toàn thắng.
– Chiến dịch Hồ Chí Minh diền ra từ ngày 26-4 đến ngày 30 – 4 là chiến dịch đóng vai trò quyết định nhất. Vì: chiến địch này là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy , với quy mô lớn nhất, 5 cánh quân cùng một lúc tấn công vào các mục tiêu của trung tâm đầu não chính quyền quân đội Sài Gòn, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn, đây là điều kiện quyết định để giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên “ đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội”.