Anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm.
MB:
– Đạo lí làm người đề cao năm đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
– Tinh thần dũng cảm thấm nhuần trong năm đức đó.
TB:
1. Giải thích thế nào là dũng cảm?
Dũng cảm là có dũng khí dám đương đầu với sức chống đối, nguy hiểm. (ví dụ: người chiến sĩ dũng cảm, hành động dũng cảm…)
2. Chứng minh về lòng dũng cảm.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Trong văn chương:
– Lục Vân Tiên trong truyện thơ cùng tên của Nguyễn Đình Chiểu:
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
…Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Advertisements (Quảng cáo)
– Từ Hải trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
Anh hùng tiếng đã gọi rằng:
Giữa đường dẫu thấy bất đằng mà tha!
+ Trong cuộc đời:
– Tấm gương dũng cảm của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Vượt qua muôn trùng gian lao, thử thách, Bác đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng hai đế quốc Pháp và Mĩ. Bác xứng đáng là bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.
– Tấm gương dũng cảm phấn đấu để vượt lên số phận bất hạnh: chị Hướng Dương bị cụt hai chân vẫn trở thành người làm từ thiện nổi tiếng. Các anh Nguyễn Công Hùng, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Đức,… nạn nhân chất độc da cam vẫn trở thành những chuyên viên vi tính giỏi, nhà báo giỏi,…
– Lòng dũng cảm còn thể hiện những lời nói, hành động bình thường: một lời nhận lỗi, một hành động sửa sai, quyết định từ bỏ thói hư tật xấu…
KB:
– Lòng dũng cảm là cơ sở xây dựng nhân cách tốt đẹp.
– Lòng dũng cảm là kết quả của quá trình phấn đấu, rèn luyện lâu dài.
– Đừng bao giờ để mất dũng khí trong cuộc đời.