Trang Chủ Lớp 9 Bài tập SGK lớp 9

Phân tích diễn biến tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Đề bài: Em hãy Phân tích diễn biến tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

MB:

– Đoạn trích nằm ở phần “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, kiều uất ức đòi tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả nagf vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.

– Đây là đoạn trích miêu tả tâm lí nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều.

TB:

Đoạn trích có thể chia thành 3 phần. Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được miêu tả sinh động qua từng phần của đoạn trích.

1, Nỗi buồn bã, cô đơn giữa bức tranh cảnh vật lầu Ngưng Bích.

– Nỗi buồn thể hiện qua cái nhìn tâm trạng: “xa trông” là nhìn xa xăm, ngóng đợi một điều gì đó với ánh mắt mỏi mòn, tuyệt vọng. Ngồi trên lầu cao, nhìn xa xăm chỉ thấy “vẻ non xa, tấm trăng gần”, bốn bề bát ngát toàn “cát vàng, bụi hồng”; không có ai bầu bạn tâm sự, Kiều chỉ biết làm bạn với vầng trăng.

– Nỗi cô đơn, lẻ loi thể hiện qua hình ảnh “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya”: thui thủi lầm lũi một mình, ngày ngày đếm thời gian trôi đi trong vô vọng chán chường. “Bẽ bàng” diễn tả tâm trạng xấu hổ, tủi thẹn cho thân phận của mình.

Advertisements (Quảng cáo)

2, Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ.

– Nỗi nhớ người yêu.

+ Kiều đã nhớ Kim Trọng trước khi nhớ về cha mẹ bởi chữ hiếu nàng đã vẹn tròn nhưng chữ tình nàng vẫn còn vương nợ, nàng luôn mang nỗi mặc cảm vì mình đã phụ tình Kim Trọng.

+ Nỗi nhớ người yêu được thể hiện tinh tế qua từ “tưởng”. “Tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung ra dáng hình, điệu cười, giọng nói của người yêu, kiều đã tưởng tượng ra hình ảnh của người yêu. Kiều nhớ nhất giây phút thề nguyền “dưới nguyệt chén đồng” bởi đó là giây phút hạnh phúc nhất cuộc đời nàng.

+ Không chỉ nhớ, Kiều còn lo lắng cho người yêu, nàng còn xót xa cho tình yêu lỡ dở.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nhớ về người yêu, Kiều lại nghĩ đến thân phận bơ vơ lạc loài của mình, lại dằn vặt chà xát nỗi đau của chính mình. Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” vừa nói lên ý thức sâu sắc của Thúy Kiều về sự mất mát đau đớn của đời người con gái, vừa khẳng định tình yêu sâu sắc dành cho Kim Trọng không bao giờ nguôi quên.

– Tấm lòng với cha mẹ.

+ Kiều xót thương cha mẹ phải suy nghĩ buồn khổ vì lo cho mình, vì ngóng chờ thương nhớ mình.

+ Kiều mặc cảm tội lỗi vì làm con mà chưa tròn chữ hiếu, không chăm sóc được cha mẹ, không ở gần bên mà phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, sức yếu.

3, Dòng độc thoại nội tâm (8 câu cuối).

– “Buồn trông cửa bể … xa xa”: Hình ảnh cánh buồm nơi của bể là hiện thân của hi vọng, của ước muốn giải thoát, nhưng nó chỉ thấp thoáng, xa xa, ở ngoài tầm với, nó là niềm hi vọng mong manh của Thúy Kiều để rồi nàng lại rơi vào tuyệt vọng.

– “Buồn trông ngọn nước … về đâu”: hình ảnh ngọn nước là ẩn dụ cho dòng đời trôi chảy, vô định; hình ảnh “hoa trôi” là ẩn dụ cho thân phận bèo bọt, lênh đênh chìm nổi của Kiều.

– “Buồn trông nội cỏ … xanh xanh”: hình ảnh nội cỏ rầu rầu gợi lên sự ủ rũ, tàn tạ, héo úa.

– “Buồn trông gió cuốn … ghế ngồi”: gió cuốn mặt duềnh hay chính là bão tố đang trào dâng trong lòng Kiều, tiếng sóng ầm ầm hay chính là tiếng lòng của Kiều.

KB:

– Đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” đã thể hiện được tài năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.

– Đoạn trích cũng thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du: đồng cảm, chia sẻ với số phận bất hạnh của những con người tài hoa, bạc mệnh.

Advertisements (Quảng cáo)