Trang Chủ Lớp 9 Bài tập SGK lớp 9

Viết bài nghị luận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt với tiêu đề: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Viết bài nghị luận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt với tiêu đề: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

MB: – Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy tác giả là sinh viên đang du học tại Liên Xô, trong cảnh xa nước, xa nhà nhớ về quê hương, về gia đình tác giả nhớ nhất về người bà thân thương.

– Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm sâu xa về bà. Dòng cảm xúc trong sáng đó được nhà thơ biểu hiện trong một sáng tạo độc đáo: hình ảnh bếp lửa.

TB:

1. Sự hồi tưởng về bà được bắt đầu từ hình ảnh ấm áp: Bếp lửa.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.

Một hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình, cũng là hình ảnh hư ảo trong tâm tưởng người cháu từ xa nhớ về bà, người thường xuyên nhóm lửa; để rồi bật lên:

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

2. Bếp lửa thân thương gợi lại cả một thời thơ ấu sống bên bà: những năm gian khổ nhọc nhằn nhưng luôn ấm áp tình bà.

– Nhớ tuổi thơ ấy là cái bếp nhà nghèo hiện lên:

Advertisements (Quảng cáo)

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói.

– Cái bếp trong những cảnh “đói mòn đói mỏi” của nạn đói năm 1945 (như cái bếp của nhà cái Tí trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố).

– “Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy”, cháu sống bên bà, ấn tượng về cái bếp nghèo sâu đậm đến nỗi “Nghĩ đến giờ sống mũi còn cay” (vì khói hay vì thương bà?).

– Rồi “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”: cha mẹ đi công tác kháng chiến, cháu sống với bà trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà.

– Tám năm trời biết bao gian truân, nhất là cảnh giặc càn quét “đốt làng cháy tàn cháy rụi”, nên đứa cháu “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”, còn bà “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”: Bếp lửa luôn hiện diện như tình bà ấm áp, sưởi ấm tinh thần, tình cảm của đứa cháu xa cha mẹ .

3. Bếp lửa còn là một biểu tượng chứa đựng bao ý nghĩ suy ngẫm về bà

– Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, bởi bà là người nhóm lửa, và người giữ cho ngọn lửa luôn ấm áp, tỏa sáng cho gia đình, cho mọi người quanh bà.

Advertisements (Quảng cáo)

– Bà là người nhóm lửa bình thường mà vĩ đại:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yếu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

– Bếp lửa của bà là bếp lửa thật, cũng còn là bếp lửa được nhóm lên từ ngọn lửa yêu thương, sức sống, niềm tin trong lòng bà. Nó truyền lửa sang lòng cháu để nhóm dậy “tâm tình”, ước mợ… trong cháu.

– Yêu thương bà, biết ơn bà mà hiểu nhân dân, đất nước “khoai sắn ngọt bùi”. Chính vì thế người cháu cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc chứa bao điều kì diệu, thiêng liêng:

Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!

– Đã  được chắp cánh bay xa, với bao niềm vui mới lạ, nhưng vẫn không thể nguôi quên ngọn lửa của bà.

– Nỗi nhớ nồng nàn, da diết chất nặng trong câu thơ nghi vấn:

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

 làm cho bài thơ đã khép lại mà dòng cảm xúc vẫn không ngưng lại.

KB: – Hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng, là sức mạnh nghệ thuật xâu chuỗi cảm xúc và ý nghĩa, rồi nâng dần lên.

– Bếp lửa gợi bao cảm xúc mà cũng chứa nhiều triết lí thầm kín:

+ Những gì là thân thiết của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng cả cuộc đời.

+ Tình yêu thương và biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu gia đình. Đó là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.

Advertisements (Quảng cáo)