Hai bài thơ sáng tác hai thời điểm, hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng chung bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn cách mạng.
Đề bài: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
MB:
– Trong thơ ca hiện đại, hình ảnh người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc chiếm vị trí quan trọng bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng cho con người Việt Nam đánh giặc.
– Những nhà thơ chiến sĩ như Chính Hữu, Phạm Tiến Duật đã phản ánh khá rõ vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ vệ quốc thời chống Pháp và người chiến sĩ giải phóng quân thời chống Mĩ.
TB:
1. Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí
Advertisements (Quảng cáo)
– Chính Hữu sáng tác bài thơ này vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1948) đầy gay go, gian khổ.
– Nhân vật chính là các chiến sĩ vệ quốc, xuất thân từ nông dân, tình nguyện rời quê hương, lên đường giết giặc.
– Đời sống chiến sĩ quả là thiếu thốn, khổ cực nhưng ấm áp tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng.
Tình yêu quê hương, đất nước đã gắn kết họ thành một khối đoàn kết chống quân thù.
Advertisements (Quảng cáo)
– Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cuối bài thơ là một hình ảnh tuyệt đẹp vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa lãng mạn cách mạng, thể hiên auvết tâm chiến đấu và khát vọng hòa bình của chiến sĩ ta.
2. Cảm nhận về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
– Những chiến sĩ lái xe Trường Sơn vô cùng dũng cảm, gắng sức chịu đựng gian nan, nguy hiểm và tinh thần lạc quan cách mạng tuyệt vời.
– Vượt qua mưa bom bão đạn của quân thù, các anh vẫn bình tĩnh, hiên ngang lái xe ra tiền tuyến, góp phần cùng đồng bào miền Nam đánh giặc Mĩ xâm lược. Hình ảnh tiểu đội xe không kính cùng với các chiến sĩ lái xe trẻ trung, dũng cảm, yêu đời phản ánh truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc và thời đại.
– Đoạn kết bài thơ khẳng định ý chí quyết tâm cao độ của chiến sĩ lái xe Trường Sơn nói riêng và đồng bào miền Bắc nói chung là “Tất cả vì miền Nam ruột thịt!”.
KB:
– Hai bài thơ sáng tác hai thời điểm, hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng chung bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn cách mạng.
– Cùng chung chủ đề ca ngợi người chiến sĩ cầm súng với chí khí anh hùng, quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm: Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích trong truyện Kiều