Kính mời thầy cô và các em tham khảo: Đề thi học kì 1 Toán lớp 6 Phòng GD&ĐT Ninh Hòa, Khánh Hòa năm học 2016 – 2017. Đề thi bám sát kiến thức SGK Toán lớp 6 học kì 1, nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh.
PHÒNG GD VÀ ĐT NINH HÒA | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: TOÁN lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) |
Bài 1. (2,25 điểm) Thực hiện phép tính
a) 2.52 – 176 : 23
b) 17.5 + 7.17 – 16.12
c) 2015 + [38 – (7 – 1)2] – 20170
Bài 2. (2,25 điểm) Tìm x, biết
a) 8.x + 20 = 76
b) 10 + 2.(x – 9) = 45 : 43
c) 54 ⋮ x; 270 ⋮ x và 20 ≤ x ≤ 30
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 3. (1,5 điểm)
a) Tính số phần tử của tập hợp A = {17; 19; 21; 23; … ; 2017}
b) Viết tập P các số nguyên tố nhỏ hơn 10.
c) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 3; -5; 6; 4; -12; -9; 0
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 4. (1,5 điểm)
Số học sinh khối 6 của trường là một số tự nhiên có ba chữ số. Mỗi khi xếp hàng 18, hàng 21, hàng 24 đều vừa đủ hàng.
Tính số học sinh khối 6 của trường đó.
Bài 5. (2,0 điểm)
Trên tia Ox, vẽ hai điểm A và B sao cho OA = 4cm, OB = 7cm.
a) Trong ba điểm O, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b) So sánh OA và AB.
c) Trên tia BO vẽ điểm C sao cho BC = 5cm. Tính AC, từ đó hãy chứng tỏ C là trung điểm của đoạn thẳng OA.
Bài 6 (0,5 điểm)
Tìm số tự nhiên n, biết 2.n + 5 chia hết cho n + 1
——– HẾT ——–
Đáp án và hướng dẫn chấm
Bài |
Đáp án |
Điểm |
1.a |
2.52 – 176 : 23 |
0,75 |
= 2.25 – 176 : 8 |
0,25 |
|
= 50 – 22 |
0,25 |
|
= 28 |
0,25 |
|
1.b |
17.5 + 7.17 – 16.12 |
0,75 |
= 17.(5 + 7) – 16.12 |
0,25 |
|
= 17.12 – 16.12 = 12.(17 – 16) |
0,25 |
|
= 12.1 = 12 |
0,25 |
|
1.c |
2015 + [38 – (7 – 1)2] – 20170 |
0,75 |
= 2015 + [38 – 62] – 20170 |
0,25 |
|
= 2015 + [38 – 36] – 1 |
0,25 |
|
= 2015 + 2 – 1 = 2016 |
0,25 |
|
2.a
|
8.x + 20 = 76 |
0,75 |
8.x = 76 – 20 8.x = 56 |
0,25 |
|
x = 56 : 8 |
0,25 |
|
x = 7 Vậy x = 7 |
0,25 |
|
2.b |
10 + 2.(x – 9) = 45 : 43 |
0,75 |
10 + 2.(x – 9) = 42 = 16 |
0,25 |
|
2.(x – 9) = 16 – 10 = 6 |
0,25 |
|
x – 9 = 6 : 2 = 3 x = 3 + 9 = 12 Vậy x = 12 |
0,25 |
|
2.c |
54 ⋮ x; 270 ⋮ x và 20 ≤ x ≤ 30 |
0,75 |
+ Ta có: 54 ⋮ x và 270 ⋮ x => x € ƯC(54, 270) |
0,25 |
|
+ Ta có: 54 = 2.33 270 = 2.5.33 Suy ra ƯCLN(54, 270) = 2.33 = 54 |
0,25 |
|
=> ƯC(54, 270) = Ư(54) = {1; 2; 3; 6; 9; 18; 27; 54} Vì 20 ≤ x ≤ 30 nên x = 27 Vậy x = 27 |
0,25 |
|
3.a |
Tính số phần tử của tập hợp A = {17; 19; 21; 23; …. ; 2017} |
0,5 |
Số phần tử của tập hợp A là: (2017 – 17) : 2 + 1 = 1001 |
0,5 |
|
3.b |
Viết tập P các số nguyên tố nhỏ hơn 10. |
0,5 |
Tập P các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là P = {2; 3; 5; 7} |
0,5 |
|
3.c |
Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 3; -5; 6; 4; -12; -9; 0 |
0,5 |
Sắp xếp đúng -12; -9; -5; 0; 3; 4; 6 |
0,5 |
|
4 |
Số học sinh khối 6 của trường là một số tự nhiên có ba chữ số. Mỗi khi xếp hàng 18, hàng 21, hàng 24 đều vừa đủ hàng. Tìm số học sinh khối 6 của trường đó. |
1,5 |
+ Gọi x là số học sinh khối 6 cần tìm |
0,25 |
|
+ Ta có x € BC(18; 21; 24) |
0,25 |
|
+ BCNN(18; 21; 24) = 504 |
0,25 |
|
+ Nên BC(18; 21; 24) = {0; 504; 1008;…} |
0,25 |
|
+ Vì x là số tự nhiên có ba chữ số nên suy ra x = 504 |
0,25 |
|
+ Vậy số học sinh khối 6 của trường là 504 học sinh |
0,25 |
|
5.a |
0,25 |
|
Trong ba điểm O, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? |
0,5 |
|
+ Điểm A nằm giữa hai điểm O và B. |
0,25 |
|
+ Vì trên tia Ox, có OA < OB (do 4cm < 7cm) |
0,25 |
|
5.b |
So sánh OA và AB. |
0,75 |
+ Vì điểm A nằm giữa O và B nên OA + AB = OB |
0,25 |
|
+ 4cm + AB = 7cm AB = 7cm – 4cm = 3cm |
0,25 |
|
+ Vì OA = 4cm; AB = 3cm nên OA > AB (do 4cm > 3cm) Vậy OA > AB |
0,25 |
|
5.c |
Trên tia BO vẽ điểm C sao cho BC = 5cm. Tính AC. Từ đó chứng tỏ C là trung điểm của đoạn thẳng OA |
0,5 |
+ Trên tia BO, có BA < BC (vì 3cm < 5cm) nên điểm A nằm giữa B và C Suy ra BA + AC = BC 3cm + AC = 5cm AC = 5cm – 3cm = 2cm |
0,25 |
|
+ Trên tia BO, có BC < BO (vì 5cm < 7cm) nên điểm C nằm giữa B và O Suy ra BC + CO = BO 5cm + CO = 7cm CO = 7cm – 5cm = 2cm Vì OA : 2 = 4 : 2 = 2(cm) nên CO = CA = OA : 2 Suy ra C là trung điểm của OA. |
0,25 |
|
6 |
Tìm số tự nhiên n, biết 2.n + 5 chia hết cho n + 1 |
0,5 |
+ Ta có 2.n + 5 ⋮ n + 1 => 2.n + 2.1 + 3 ⋮ n + 1 => 2.(n + 1) + 3 ⋮ n + 1 => 3n + 1 => n + 1 € Ư (3) |
0,25 |
|
+ Ta có Ư(3) = {1; 3} Suy ra n + 1 = 1 => n = 0 n + 1 = 3 => n = 2 Vậy n € {0; 2} |
0,25 |