1. Trong các ví dụ sau có bao nhiêu ví dụ nói về sự biến động số lượng cá thể trong quần thể theo chu kì ?
(1) Chim cu gáy là loài chim ăn hạt thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,.. hằng năm.
(2) Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.
(3) Trong mùa hè và mùa đông có sự tăng, giảm số lượng cá thể của các loài thực vật, nhiều loài côn trùng, ếch nhái, cá, chim…
(4) Số lượng gà ở Bắc Ninh giảm mạnh do dịch cúm gia cầm H5N1.
(5) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấp áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(6) Những đợt rét đậm, sương muối ở miền Bắc làm chết nhiều trâu bò …
(7) Số lượng nấm men tăng mạnh trong vại dưa. (
8) Số lượng cây dương xỉ giảm mạnh do cháy rừng.
A. 3 B. 5
C. 4 D. 6
2. Vào tháng 3 năm 2002, rừng tràm U Minh bị cháy, nhiều cây rừng và thú rừng bị thiêu rụi. Đây là dạng biến động số lượng ?
A. không theo chu kì.
B. theo chu kì nhiều năm.
C. theo chu kì mùa.
D. theo chu kì năm.
3: Sự tăng dân số quá nhanh sẽ gây hậu quả gì?
A. Đô thị hoá nông thôn.
B. Không gây hậu quả gì.
C. Ngành công nghiệp thay thế dần ngành nông nghiệp
D. Chất lượng môi trường giảm sút từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống
4. Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo biến động liên quan đến chuột lemmut theo
A. không theo chu kì
B. chu kì ngày đêm.
C. chu kì nhiều năm.
D. chu kì mùa.
5. Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:
A. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.
B. tăng cường đánh bắt vì quần thể đang ổn định.
C. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
D. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.
6. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ:
A. cộng sinh
B. hội sinh
C. hợp tác
D. kí sinh
7. Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã bị thay đổi mạnh nhất?
A. Loài ưu thế
B. Loài đặc hữu.
C. Loài ngẫu nhiên
D. Loài thứ yếu
8. Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ:
A. cạnh tranh cùng loài.
B. hỗ trợ cùng loài.
C. cộng sinh.
D. hỗ trợ khác loài.
9.: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể ?
A. Khí hậu
B. Lũ lụt
C. Nhiệt độ xuống quá thấp
Advertisements (Quảng cáo)
D. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn
10: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, có các phát biểu sau:
(1) Khi mật độ giảm tới mức tối thiểu thì sức sinh sản tăng tới mức tối đa.
(2) Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
(3) Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trưởng thành sống trong một đơn vị thể tích hoặc diện tích.
(4) Mật độ cá thể của quần thể thay đổi theo mùa, theo năm hoặc tùy theo điều kiện môi trường.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
11: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:
A. hội sinh
B. cộng sinh
C. hợp tác
D. kí sinh
12: Khi quần thể đạt kích thước tối đa thì sự kiện nào sau đây thường không xảy ra? A. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt.
B. Mật độ cá thể cao nhất.
C. Mức sinh sản tăng do khả năng gặp gỡ giữa đực và cái tăng.
D. Khả năng lây lan của dịch bệnh cao.
13: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tỉ lệ đực/cái của các loài luôn là 1/1.
B. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
C. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
D. Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ J
14: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
B. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
C. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
15: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:
A. tuổi sinh thái.
B. tuổi sinh lí.
C. tuổi quần thể.
Advertisements (Quảng cáo)
D. tuổi trung bình.
16: Trong nông nghiệp, việc sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh là ứng dụng của :
A. quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
B. hiện tượng khống chế sinh học.
C. quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
D. quan hệ cạnh tranh cùng loài.
17: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã , phát biểu nào sau đây không đúng
A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dung nguồn sống của môi trường.
B. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.
C. Trong rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật.
D. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
18: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
B. Những con cá sống trong một cái hồ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
19: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể quần thể theo chu kỳ là do:
A. Do những thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường.
B. Do các hiện tượng thiên tai xảy ra hàng năm.
C. Do những thay đổi có tính chu kỳ của dịch bệnh hàng năm.
D. Do mỗi năm đều có một loại dịch bệnh tấn công quần thể
20: Một quần thể có kích thước ổn định khi:
A. mức độ sinh sản – mức độ tử vong = mức độ nhập cư + mức độ xuất cư
B. mức độ sinh sản – mức độ xuất cư = mức độ tử vong + mức độ xuất cư
C. mức độ sinh sản + mức độ tử vong = mức độ nhập cư + mức độ xuất cư
D. mức độ sinh sản + mức độ nhập cư = mức độ tử vong + mức độ xuất cư
21: Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quần thể khác được gọi là:
A. mức sinh sản.
B. mức tử vong.
C. sự nhập cư.
D. sự xuất cư.
22: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là:
A. 11260.
B. 11220.
C. 11020.
D. 11180.
23: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
C. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của mô
D. Duy trì mật độ hợp lý của cơ thể
24: Một quần xã tương đối ổn định thường có đặc điểm về thành phần loài là
A. số lượng loài ít và số lượng cá thể của loài cao.
B. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.
C. số lương loài ít và số lượng cá thể của loài thấp.
D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp.
25: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm.
A. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
B. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
C. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
26: Ví dụ không phải nói về một quần xã sinh vật là :
A. trên một cánh đồng cỏ có quần thể cỏ, quần thể chuột, quần thể vi sinh vật . .
B. rừng ngập mặn Cần Giờ có các loài thực vật như sú, vẹt, động vật, . . .
C. trong một khu vườn có 1 đàn gà, 2 luống rau cải, 3 con chim sẻ.
D. trong Hồ Tây có các quần thể động vật, thực vật, vi sinh vật thuỷ sinh . . .
27: Ý có nội dung không đúng khi nói về tỉ lệ giới tính là:
A. tỉ lệ giới tính có thể thay đổi tuỳ vào loài, từng thời gian và điều kiện sống . . . của quần thể.
B. tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
C. tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1.
D. nhìn vào tỉ lệ giới tính ta có thể dự đoán được thời gian tồn tại, khả năng thích nghi và phát triển của một quần thể
28: Mức độ đa dạng của quần xã là:
A. số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài
B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
29: Kích thước của quần thể sinh vật là:
A. Số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B. Số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
D. Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
30: Điều sau đây không đúng với quan hệ cạnh tranh trong quần thể:
A. Số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp.
B. Đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển.
C. Xuất hiện khi mật độ các cá thể trong quần thể quá đông.
D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể.
1.C |
2.A |
3.D |
4.C |
5.C |
6.C |
7.A |
8.D |
9.B |
10.B |
11.B |
12.C |
13.D |
14.C |
15.B |
16.B |
17.C |
18.D |
19.A |
20.D |
21.D |
22.B |
23.A |
24.B |
25.C |
26.C |
27.D |
28.A |
29.B |
30.D |