Trang Chủ Lớp 10 Bài tập SGK lớp 10

Bài tập 1,2,3,4 trang 38,39 SGK Đại số lớp 10: Hàm số

Tóm tắt kiến thức và hướng dẫn giải bài tập: bài 1,2 trang 38; bài 3,4 trang 39 SGK Đại số lớp 10: Hàm số (Chương 2)

A. Tóm tắt kiến thức hàm số Đại số lớp 10

1. Định nghĩa

Cho D ∈ R,  D ≠ Φ. Một hàm số xác định trên D là một quy tắc f cho tương ứng mỗi số x ∈ D với một và duy nhất chỉ một số y ∈ R. Ta kí hiệu:

f : D  → R

x → y = f(x)

Tập hợp D được gọi là tập xác định ( hay miền xác định) x được gọi là biến số (hay đối số), y= f(x0) tại x = x0.

Một hàm số có thể được cho bằng một công thức hay bằng biểu đồ hay bằng bảng.

Lưu ý rằng, khi cho nột hàm số bằng công thức mà không nói rõ tập xác định thì ta ngầm hiểu tập xác định D là tập hợp các số x ∈ R mà các phép toán trong công thức có nghĩa.

2. Đồ thị

Đồ thị của hàm số:         f : D  → R

x → y = f(x)

là tập hợp các điểm (x;f(x)), x ∈ D trên mặt phẳng tọa độ.

3. Sự biến thiên

Hàm số y = f(x) là đồng biến trên khoảng (a;b) nếu với mọi x1, x2 ∈ (a;b) mà x1 < x2 => f(x1) < f(x2) hay x1 ≠ x2 ta có su bien thienHàm số y = f(x) là nghịch biến trên khoảng (a;b) nếu với mọi x1, x2 ∈ (a;b) mà x1 < x2 => f(x1) > f(x2) hay x1 ≠ x2 ta có su bien thien_1

ham-so-bien-thien

4. Tính chẵn lẻ của hàm số

Hàm số f:  D → R

x → y = f(x) được gọi là hàm số chẵn nếu: x ∈ D => -x ∈ D và f(- x)=f(x), là hàm số lẻ nếu x ∈ D => -x ∈ D và f(- x) = -f(x).

Advertisements (Quảng cáo)

Đồ thị của hàm số chẵn có trục đối xứng là trục tung. Đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc O của hệ trục tọa độ làm tâm đối xứng.

A. Đáp án và giải bài tập sách giáo khoa trang 38,39 Đại số lớp 10

Bài 1. Tìm tập xác định các hàm số:

tim tap xac dinh cac ham so

Hướng dẫn giải bài 1:

a) D = {x ∈ R / 2x + 1 ≠ 0 } hay D = R\{-1/2}

b) D = {x ∈ R / x2 + 2x – 3 ≠ 0 } hay D = R\{1; -3}

c) D = {x ∈ R / √2x+1 và √3-x xác định }

={2x + 1 ≥  0 và 3 -x ≥ 0} ={x ≥ -1/2 và x ≤ 3} = [-1/2;3]

Chú ý chỉ cần viết gọn

a) x ≠ -1/2      b) x ≠ 1 và x ≠ -3


Bài 2. Cho hàm số: bai2

Advertisements (Quảng cáo)

Tính giá trị của hàm số tại x = 3, x = – 1, x = 2.

Hướng dẫn: Tại x = 3 ≥ 2. Thay x = 3 vào y = x +1 ta có y = 4
Tại x = -1 < 2. Thay x = -1 vào y = x2 -2, ta có y = (-1)2 -2 = -1
Tại x = 2 ≥ 2. Thay x = 2 vào y = x +1 ta có y = 3.


Bài 3 Trang 39. Cho hàm số y = 3x2 – 2x + 1. Các điểm sau có thuộc đồ thị hay không?

a) M (- 1;6) ;            b) N (1;1) ;             c) P(0;1).

Hướng dẫn: a) Điểm A(x0;y0) thuộc đồ thị (G) của hàm số y = f(x) có tập xác định D khi và chỉ khi: bai3Tập xác định của hàm số y = 3x2 – 2x + 1 là D = R.

Ta có : -1 ∈ R,    f(- 1) = 3(- 1)2 – 2(- 1) + 1 = 6

Vậy điểm M(- 1;6) thuộc đồ thị hàm số đã cho.

b) Ta có: 1 ∈ R, f(1) = 3 (1)2 – 2(1) + 1 = 2 ≠ 1.

Vậy N(1;1) không thuộc đồ thị đã cho.

c) P(0;1) thuộc đồ thị đã cho.


Bài 4. Xét tính chẵn lẻ của hàm số:

a) Y = |x|;                                      b) y = (x + 2)2

c) y = x3 + x ;                                 d) y = x2 + x + 1.

Giải: a) Tập xác định của y = f(x) = |x| là D = R.

∀x ∈ R ⇒ -x ∈ R

f(- x) = |- x| = |x| = f(x)

Vậy hàm số y = |x| là hàm số chẵn.

b) Tập xác định của

y = f(x) = (x + 2)2 là R.

x ∈ R ⇒ -x ∈ R

f(- x) = (- x + 2)2 = x2 – 4x + 4 ≠ f(x)

f(- x) ≠ – f(x) = – x2 – 4x – 4

Vậy hàm số y = (x + 2)2 không chẵn, không lẻ.

c) D = R, x ∈ D ⇒ -x ∈ D

f(– x) = (– x3) + (– x) = – (x3 + x) = – f(x)

Vậy hàm số đã cho là hàm số lẻ.

d) Hàm số không chẵn cũng không lẻ.

Advertisements (Quảng cáo)