Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Đề học kì 1 môn Văn lớp 9 của Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế 2015 có đáp án

Chép lại theo trí nhớ 8 dòng thơ cuối văn bản ‘Kiều ở lầu ngưng bích’ (truyện kiều-nguyễn du)  Đề văn lớp 9 của Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế năm học 2015 – 2016.  Thời gian làm bài 90 phút.

Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế

Đề Thi Học Kì 1 Môn: Ngữ Văn – Lớp 9

Thời gian làm bài 90 phút

1: ( 2.0 điểm )

a) Thế nào là từ nhiều nghĩa? (0.5 điểm)

b) Phân tích nghĩa của từ mũi được dùng trong hai ngữ liệu sau,trên cơ sở đó xác định từ nào dùng với nghĩa gốc,từ nào dùng với nghĩa chuyển? (1.5 điểm)

1. Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay

(bếp lửa-Bằng Việt)

2. Tổ quốc tôi như một con tàu

Đêm ngày tôi nhớ mũi Cà Mau.

(Mũi cà mau – Xuân Diệu)

2: ( 3.0 điểm )

a) Làm thế nào để văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn sinh động?   (0.5 điểm)

Advertisements (Quảng cáo)

b)  Hãy vận dụng để viết đoạn văn (dài không quá nửa trang giấy thi) thuyết minh về “một loài hoa em yêu thích” (2.5 điểm)

3: ( 5.0 điểm )

a) Chép lại theo trí nhớ 8 dòng thơ cuối văn bản “ kiều ở lầu ngưng bích “ (truyện kiều-nguyễn du)     (1.0 điểm)

b) Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ vừa chép. (4.0 điểm)


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 9 CỦA SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015

1:

a) Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ

-Trong từ nhiều nghĩa có:

+ nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu,làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

Advertisements (Quảng cáo)

+ nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc.

-Thông thường trong câu một từ chỉ có một nghĩa. Một số trường hợp từ vừa được hiểu theo nghĩa gốc vừa hiểu theo nghĩa chuyển.

b)

1. mũi : chỉ một bộ phận của cơ thể theo nghĩa gốc

2. mũi : chỉ một địa điểm tận cùng của việt nam theo nghĩa chuyển

2:

a) Để văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn,sinh động người kể phải rõ ràng từ ngữ phong phú để người đọc người nghe hiểu rõ hơn về tình huống. sử dụng phương pháp giới thiệu.

b) Một đoạn văn

– Loài hoa em yêu thích nhất là loài hoa gì

– Nó có màu gì

– Vì sao em thích nó

3:

a)

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”.

b)

Tám câu cuối là tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình :
“Buồn” và “trông”. Buồn và cô đơn, nhìn đâu cũng thấy cảnh vật như có hồn, như cũng buồn theo mình. Cụm từ“buồn trông” như một điệp khúc vừa tạo ra nhạc điệu du dương vừa thể hiện nỗi buồn lớp lớp trào dâng trong lòng Kiều. Có những nét tả thực với“cửa bể, cánh buồm, chân mây, tiếng sóng…” nhưng đều chứa đựng nhiều nghĩa ẩn dụ,gợi mở những liên tưởng phản ảnh nỗi lòng Kiều . Lúc này nàng đang cảm thấy số phận cô đơn mong manh trong hiện tại và hãi hùng trước tương lai bão táp như đang chực chờ…

Advertisements (Quảng cáo)