I. Trắc nghiệm: (5đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1 . Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là:
A. Dị bội thể B. Đa bội thể
C. Tam bội D.tứ bội
Câu 2 . một gen có 3200 nuclêôtit, số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Vậy số nuclêôtit loại G là bao nhiêu?
A. 720 B. 960
C. 640 D. 1600
Câu 3 . Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền ?
A. tARN B. mARN
C. rARN D. Tất cả đều đúng
Câu 4. Khi biết được cơ thể có kiểu gen AaBb, mỗi gen quy định một tính trạng nằm trong mỗi nhiễm sẳc thể khác nhau, các gen này phản ly độc lập với nhau thì trong phát sinh giao tử sẽ tạo ra 4 loại nào sau đây?
A. AB: Ab: aB: ab B. AB: ab: AA: BB
C. aB: Ab: Bb: ab D. Aa: Bb: aB: ab
Câu 5. Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
A. Tế bào sinh dưỡng B. hợp tử
C. tế bào xô-ma D. Giao tử
Câu 6. trong nguyên phân, nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại diễn ra ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu B. Kì giữa
C. Kì sau D. Kì cuối.
Câu 7. Ở loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trưòng họp nào trong các trường hợp sau đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái
B. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.
C. hai loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và Y có số lượng tương đương
D. Do số giao tử cái quyết định.
Câu 8. Protein thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở bậc cấu trúc nào sau đây ?
A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3. D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.
Câu 9. Lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bổ lông ngắn và mẹ lông dài thi kết quả F1 sẽ là:
A. Toàn lông dài
B. Toàn lông ngắn
C. 3 lông ngan : 1 lông dài
D. 1 lông ngắn : 1 lông dài
Câu 10. Sự thay đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit của cấu trúc gen gọi là:
A. Thường biến
Advertisements (Quảng cáo)
B. Đột biến gen
C. Đột biến cấu trúc NST
D. Đột biến số lượng NST.
II. Tự luận: (5đ)
Câu 1 . Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2 . So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.
Câu 3 . Khi giao phấn giữa hai cây đậu hà lan. Thu được con lai F1 có 362 cây có hạt trơn và 120 cây có hạt nhăn. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai.
I. Trắc nghiệm: (5đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
B |
A |
D |
B |
C |
D |
B |
B |
II. Tự luận: (5đ)
1. * Cơ chế xúc định giới tính ở người:
Ở người: + con trai có cặp NST giới tính XY
+ con gái có cặp NST giới tính XX
Khi giảm phân hình thành giao tử, con trai cho 2 loại giao tử (2 loại tinh trùng) X và Y mỗi loại chiếm 50%; con gái cho l loại giao tử (trứng) X.
Khi thụ tinh có sự tổ hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành 2 tổ hợp aiao tư XY và XX .Với tỉ lệ l : l.
P: XX × XY
GP: X X,Y
F1,: 1XY : 1XX
1 trai : 1 gái
Theo lí thuyết thì tỉ lệ trai : gái là 1 : 1, tỉ lệ thực tế ở giai đoạn bào thai là 114 trai: 100 gái; ở tuổi sơ sinh 105 trai : 100 gái; ở khoảng 10 tuổi tỉ lệ này là 100 : 100; đến tuổi già số cụ bà nhiều hơn cụ ông. Vì vậy có thể nói tỉ lệ trai : gái xấp xỉ 1 : 1.
* Việc sinh con trai hay con gái không phải do người mẹ quyết định vì người mẹ chi có 1 loại trứng mang NST X.
Câu 2 . So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.
Điểm khác nhau giữa đột biến với thường biến:
Thường biến |
Đột biến |
– Là những biên đổi kiểu hình. – Phát sinh trong dời sống cá thể – Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng. – Không di truyền cho thế hệ sau – Có lợi cho sinh vật, giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sổng. – Không có giá trị trong chọn giống và tiến hoá |
– Là những biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền (NST, ADN). – Phát sinh do điều kiện bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. – Phát sinh riêng lẻ, không định hướng. – Di truyền được cho the hệ sau – Thường có hại cho sinh vật – Có giá trị trong chọn giống và tiến hoá. |
Câu 3 . Khi giao phấn giữa hai cây đậu hà lan, thu được con lai F1 có 362 cây có hạt trơn và 120 cây có hạt nhăn. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai.
– Xét tỉ lệ kiểu hình của con có 362 hạt trơn : 120 hạt nhăn ≈ 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn.
Con F1 có tỉ lệ của định luật phân li. Suy ra hạt trơn là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt nhăn.
– Quy ước: gen A: hạt trơn, gen a : hạt nhăn
F1 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
Suy ra cặp bố mẹ P phải có kiểu gen dị hợp Aa, kiểu hình đều là hạt trơn.
-Sơ đồ lai: P: Aa × Aa
GP: A, a A, a
F1: kiểu gen: 1AA : 2Aa : l aa
kiểu hình: 3 trơn : 1 nhăn