1. (2đ) Hoàn thành bảng sau:
STT |
Tên đảo, quần đảo |
Thuộc tỉnh (thành phố) |
1 |
Cát Bà |
|
2 |
Cái Bầu |
|
3 |
Bạch Long Vĩ |
|
4 |
Cồn Cỏ |
|
5 |
Lý Sơn |
|
6 |
Côn Đảo |
|
7 |
Phú Quý |
|
8 |
Phú Quốc |
‘ |
9 |
Thổ Chu |
|
10 |
Quần đảo Hoàng Sa |
|
11 |
Quần đảo Trường Sa |
|
2. (3đ)
Biển, đảo có ý nghĩa như thế nào trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của nước ta?
3. (3đ)
Căn cứ vào bản đồ (bản đồ Hành chính của tỉnh/thành phố) và Atlát Địa lí Việt Nam (trang Hành chính):
a) Hãy xác định vị trí của tỉnh (thành phố) em (có vị trí ở đâu trên đất nước Việt Nam? các phía tiếp giáp).
b) Cho biết tỉnh (thành phố) em có các đơn vị hành chính (huyện, quận,…) nào. Ở đâu? Trung tâm chính trị của tỉnh (thành phố).
4. (2đ)
Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành kinh tế đưa lại thu nhập cao của tỉnh (thành phố) em. Giải thích về phân bố của ngành sản xuất đó.
1. Hoàn thành bảng sau:
STT |
Tên đảo, quần đảo |
Thuộc tỉnh (thành phố) |
1 |
Cát Bà |
Hải Phòng |
2 |
Cái Bầu |
Quảng Ninh |
3 |
Bạch Long Vĩ |
Hải Phòng |
4 |
Cồn Cỏ |
Quảng Trị |
5 |
Lý Sơn |
Quảng Ngãi |
6 |
Côn Đảo |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
7 |
Phú Quý |
Bình Thuận |
8 |
Phú Quốc |
Kiên Giang |
9 |
Thổ Chu |
Kiên Giang |
10 |
Quần đảo Hoàng Sa |
Đà Nẵng |
11 |
Quần đảo Trường Sa |
Khánh Hòa |
2. Ý nghĩa của biển, đảo đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng:
Advertisements (Quảng cáo)
a) Ý nghĩa về phát triển kinh tế
– Biển, đảo là kho tài nguyên dồi dào để phát triển nhiều ngành kinh tế làm giàu cho đất nước như:
+ Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản;
+ Du lịch biển – đảo;
+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển;
+ Giao thông vận tải biển.
Advertisements (Quảng cáo)
– Biển, đảo là cửa ngõ để nước ta mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới.
b) Ý nghĩa an ninh quốc phòng
– Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương.
– Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
3. a) Xác định vị trí địa lí của tình (thành phố)
Cần nêu được: tỉnh (thành phố) thuộc vùng nào, tên các tỉnh láng giềng tiếp giáp ở các phía, các thành phố lớn ở gần, giáp vịnh /biển ở phía nào (nếu có).
b) Xác định các đơn vị hành chính (huyện, quận,…)
Cần nêu được tên, giới hạn các đơn vị hành chính và trung tâm chính trị của tỉnh (thành phố).
4. – Trình bày ngành kinh tế cụ thể của tỉnh (thành phố).
– Giải thích tại sao tỉnh (thành phố) em lại phát triển ngành đó.