Đề thi cuối học kì 2 môn Văn lớp 9 của Sở GD tỉnh Vĩnh Long đã được cập nhật. Đề gồm 2 phần Đọc hiểu và tập làm văn, với thời gian làm bài 90 phút: Vẻ đẹp của “ người đồng mình”, quê hương và mong ước của cha đối với con qua đoạn thơ sau, trích “Nói với con” – Y Phương
Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Hơi ấm ổ rơm
_ Nguyễn Duy _
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
– Nhà mẹ hẹp nhưng mê chỗ ngủ
Mẹ chủ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi nhưng kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò
Advertisements (Quảng cáo)
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Các mộc mạc lên hương của lúa
Đâu để chia cho tất cả mọi người
Bình lục – một đêm lỡ đường
(Nguồn www.thivien.net)
Câu 1: Văn bản viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra một câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh (0,5 điểm)
Câu 3. Vì sao tác giả lại cảm nhạn ổ rơm “ấm hơn nhiều chăn đệm”? (1 điểm)
Câu 4. a. Thế nào là hàm ý? (0.5 điểm)
Advertisements (Quảng cáo)
Đặt một câu hỏi có hàm ý ngợi ca giá trị của bài thơ (0.5 điểm).
Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về thực trạng, hậu quả và đề ra giải pháp đối với việc học sinh vứt rác bừa bãi trong trường học hiện nay.
Câu 2 (5 điểm)
Vẻ đẹp của “ người đồng mình”, quê hương và mong ước của cha đối với con qua đoạn thơ sau, trích “Nói với con” – Y Phương
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
(Ngữ văn 9, Tập hai, Nxb GD VN 2010, tr.72)