Trang Chủ Lớp 9 Đề kiểm tra 15 phút lớp 9

Kiểm tra 15 phút môn Sinh lớp 9 Học kì 2: Đối với động vật thì ánh sáng ảnh hưởng đến đâu?

Đối với động vật thì ánh sáng ảnh hưởng đến đâu?; Cá ép và rùa biển có mối quan hệ gì?… trong Kiểm tra 15 phút môn Sinh lớp 9 Học kì 2. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

Câu 1 . (5đ)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Đối với động vật thì ánh sáng ảnh hưởng đến:

A. Khả năng nhận biết và khả năng di chuyển trong không gian

B. Hoạt động sống

C. Khả năng sinh trưởng và sinh sản

D.  Cả A, B và C đều đúng.

2. Cá ép và rùa biển có mối quan hệ:

A. Kí sinh      B. Cạnh tranh

C. Hội sinh    D.  Cộng sinh

3. Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ảnh sáng, người ta phân chia làm 2 nhóm động vật là:

A. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.

B. Nhóm động vật kị sáng và nhóm động vật kị tối.

Advertisements (Quảng cáo)

C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật kị tối.

D.  Nhóm động vật ưa tối và nhóm động vật ưa bóng.

4. Địa y và cành cây có quan hệ:

A. Cộng sinh                  B. Cạnh tranh

C. Kí sinh                       D.  Hội sinh

5. Phép lai nào sau đây có ưu thế lai thế hiện rõ nhất ở F1 ?

A. AAbbCC  ×  aaBBcc                              B. AAbbCC × AaBBcc

Advertisements (Quảng cáo)

C. AABbcc × AaBBcc                                D.  AabbCC × aaBBCc

Câu 2 . (5đ)  chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: Mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ của không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa và con người.

a. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

b. Nêu đặc điểm của từng nhóm nhân tố trên.


Câu 1 .

1

2

3

4

5

D

C

A

D

A

Câu 2 . a. Sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

– Nhân tố vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ âm không khí, áp suất ,không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.

– Nhân tố hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.

– Nhân tố con người: con người.

b. Nêu đặc điểm của từng nhóm nhân tố trên.

– Nhân tố vô sinh: là nhóm nhân tố không sống. Ví dụ: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…

– Nhân tố hữu sinh: là nhóm nhân tố sống. Nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác. Ví dụ: động vật, thực vật, con người.

Advertisements (Quảng cáo)