Các em cùng nhanh tay tham khảo đề thi cuối học kì 2 môn Văn lớp 9 của Phòng GD Quận Hai Bà Trưng, được tổ chức thi vào ngày 18/: Hãy xác định cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ em vừa chép. Chúng có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nội dung ý thơ?
Phần 1 (6 điểm)
Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự chuyển biến ấy đã được Tố Hữu gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Sang thu”? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.
Câu 2. Hãy xác định cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ em vừa chép. Chúng có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nội dung ý thơ?
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3. Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 – 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép. (Trong đoạn có sử dụng hợp lí một câu ghép và một phép thế, gạch chân và chú thích rõ câu ghép, các từ ngữ thực hiện phép thế).
Câu 4. Cả bài thơ “Sang thu” chỉ có một dấu chấm ở kết bài. Hãy viết tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có đặc điểm trên. Ghi rõ tên tác giả?
Phần II (4 điểm)
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
…” Bỗng một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em và một giọng ồm ồm hỏi em: “Có điều gì làm cháu buồn phiền thế, cháu ơi?”
Xi-mông quay lại. Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu…”
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD)
Câu 1. Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Hãy tìm và chép lại chính xác phần lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích trên. Vì sao em chọn đó là lời dẫn trực tiếp.
Câu 3. Đoạn trích trên giúp em hiểu như thế nào về tính cách của nhân vật “bác công nhân”?
Câu 4. Từ câu chuyện trên về câu bé Xi-mông, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.