Câu 1 . (3đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Những loài chim nào sau đây kiếm ăn vào ban đêm?
A. Chích choè, chào mào, khướu, bìm bịp.
B. Chim sẻ, vành khuyên, chim sâu, cú mèo.
C. Vạc, diệc, sếu, cú mèo.
D. Gà, vịt, ngan, chào mào
2. Giao phối gần (giao phối cận huyết) là phương pháp:
A. Giao phối giữa những con vật có cùng bố mẹ
B. Giao phối giữa bố, mẹ với con cái của chúng
C. Giao phối giữa những con vật ở các khu vực gần nhau
D. Câu A và B đều đúng
3. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với:
Advertisements (Quảng cáo)
A. Một nhân tố sinh thái nhất định
B. Nhiều nhân tố sinh thái nhất định
C. Một nhóm nhân tố sinh thái nhất định
D. Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh
Câu 2 . (2đ) đánh dấu x vào ô □ chỉ câu đúng:
□ 1. Nhở ánh sáng mà động vật nhận biết các vật và định hướng bằng thị giác trong không gian.
□ 2. Ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động như quang hợp, hô hấp, hút nước ở cây xanh.
□ 3. Lá cây trong bóng có cường độ hô hấp cao hơn lá cây ngoài sáng.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3. (4đ) Ưu thế lai là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai ?
Câu 4. (1đ) trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai ?
Câu 1 .
1 |
2 |
3 |
C |
D |
A |
Câu 2 . Câu đúng: 1, 2
Câu 3 . * Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sổng cao hơn, sinh trường nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
* Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:
– Ở cơ thể F1, phần lớn các cặp gen ở trạng thái dị họp do đó các cặp gen có hại sẽ không được biểu hiện
– Các thế hệ lai ở F1 tập trung được nhiều gen trội có lợi và được biểu hiện ví dụ: một dòng mang 2 gen trội lai với một dòng mang 1 gen trội sẽ cho con
Lai F1 mang 3 gen trội có lợi
P: AabbCC × aaBBcc
F1: AaBbCc
– Muốn duy trì ưu thế lai người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép)
Câu 4. Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng 2 phương pháp để tạo ưu thế lai: phương pháp lai khác dòng và phương pháp lai khác thứ.