Câu 1 . (1đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Lai kinh tế là phép lai giữa bo và mẹ thuộc:
A. Hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống
B. Hai dòng khác nhau rồi dùng con lai F1 lại làm sàn phẩm, chứ không dùng làm giống
C. Hai dòng thuần có cùng kiểu gen rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm
D. Hai loài khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm
2. Đặc điểm của những cây sống ở vùng ôn đới:
A. Bề mặt lá có lóp cutin mỏng B. Chồi được che chở bởi lớp vảy mỏng
C. thân và rễ có lớp bần dày D. Cả A, B và C đều đúng.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2 . (4đ) Hãy chọn từ thích hợp trong ngoặc (cạnh tranh, hỗ trợ, thiếu thốn, hợp lí) để điền vào chỗ trống (…) Thay cho các số 1,2, 3… Trong các câu sau:
…(1)….khi sinh vật sống thành nhóm ở nơi có diện tích…. (2)…..và thức ăn đầy đủ …..(3) ….. khi số lượng cá thể quá đông, thức ăn …..(4) ….và chỗ ở khan hiếm.
Câu 3. (5đ) thế nào là lai khác dòng, lai khác thứ, lai kinh tế? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 1 .
1 |
2 |
A |
D |
Câu 2 . (1)- hỗ trợ, (2)- hợp lí, (3)- cạnh tranh, (4)- thiếu thốn
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3 . * Lai khác dòng:
– Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau
– Ví dụ: phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ngô, đã tạo được nhiêu giống ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 – 30% so với các giống ngô tốt nhất đang được sử dụng trong sản xuất.
* Lai khác thứ:
– Lai khác thứ: là những tổ hợp lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.
– Ví dụ: giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa OM80, có khả năng cho năng suất cao của DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80
* Lai kinh tế:
– Lai kinh tế: là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.
– Ví dụ: lợn lai kinh tế ỉ móng cái × đại bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0,7 đến 0,8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 – 100 kg), tỉ lệ thịt nạc cao hon.