Dàn bài văn lớp 9: Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
MB:– Truyện Kiều được đánh giá là tác phẩm đạt tới đỉnh cao về mặt nghệ thuật.
– Điều đó chứng tỏ thiên tài Nguyễn Du xứng đáng với sự tôn vinh, khâm phục và yêu mến của người đọc nhiều thế hệ.
TB:* Phân tích:
+ Bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
Advertisements (Quảng cáo)
– Vẫn theo truyền thống có sẵn trong văn chương cổ điển là bút pháp ước lệ hoặc tả cảnh ngụ tình.
– Tả cảnh xen vào tâm trạng đế làm nổi bật tâm trạng nhân vật, thôg qua tả cảnh để miêu tả tâm lí nhân vật. Dẫn chứng: Cảnh Kim Kiều gặp nhau trong tiết Thanh minh, đêm trăng trong vườn Thúy, cảnh Kiều bán minh cho Mã Giám Sinh, cảnh Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiểu, cảnh Kiều ò lẩu Ngưng Bích, cảnh Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư.
– Trong khi tả thiên nhiên, Nguyễn Du đã dệt nên những bức tnnh tuyệt mĩ bằng ngôn ngữ thi ca.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Bút pháp tả người:
– Nguyễn Du tả người theo hai cách: tả thực và ước lệ. Các nhân vật phản diện tả bằng bút pháp tả thực. (Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến…) Các nhân vật chính diện được tả bằng bút pháp ước lệ: Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải…)
– Thái độ của nhà thơ yêu ghét rạch ròi, phân minh. Ví dụ: tỏ ra khinh bỉ khi miêu tả diện mạo và bản chất con buôn vô học của Mã Giám Sinh trong cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều. Ghê tởm nhân vật Tú Bà nanh nọc, độc ác; nhân vật Sở Khanh trơ trẽn, lừa lọc, nhân vật Hoạn Thư xảo trá, nham hiểm… Yêu mến, thương xót Thúy Kiều, dành những ngôn từ đẹp nhất để ca ngợi tài sắc của nàng.
– Nhà thơ đã xây dựng thành công những hình tượng văn học có tính xã hội rất cao, có sức sống muôn đời.
KB:– Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du được khẳng định và ca tụng.
– Có được tài năng ấy là do nhà thơ đã tiếp thu được những tinh hoa trong văn chương cổ điển, trong văn học dân gian, kết hợp với sự sáng tạo tài tình của bản thân cùng quá trình khổ luyện lâu dài.