Đề bài: Phân tích chân dung anh hùng Quang Trung trong hồi thứ mười bốn – trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)
MB:
– Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bằng chữ Hán theo lối tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm đã tái hiện được một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Việt Nam vào khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.
– Cuốn tiểu thuyết gồm có 17 hồi. Hồi thứ mười bốn của tác phẩm đã tái hiện sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả được một cách chân thực và cảm động vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.
TB:
Vẻ đẹp của người anh hùng Nguyễn Huệ hiện lên qua những phương diện sau:
Advertisements (Quảng cáo)
– Con người hành động mạnh mẽ quyết đoán: nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long, ông không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay, chỉ trong vòng hơn một tháng đã làm được bao nhiêu việc lớn: lên ngôi hoàng đế, tuyển mộ quân lính, mở cuộc duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc…
– Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan giữa địch và ta.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người.
– Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: mới khởi binh nhưng Quang Trung đã liệu tính được thời gian giành thắng lợi, còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng.
– Tài dụng binh như thần: cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta phải kinh ngạc, hành quân xa liên tục nhưng quân ngũ vẫn chỉnh tề, quân tinh nhuệ và quân mới tuyển được bày binh bố trận hợp lí để bọc lót cho nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp làm kẻ thù khiếp sợ.
– Hình ảnh người anh hùng hiện lên lẫm liệt trong chiến trận: Nguyễn Huệ tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha nơi chiến trận dũng mãnh phi thường.
Hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ được miêu tả qua những chi tiết nghệ thuật mang đậm chất biên niên sử, các tác giả còn chú ý miêu tả hành động cử chỉ lời nói của nhân vật nên nhân vật hiện lên vừa chân thực, vừa sinh động.
KB:
– Trong đoạn trích, người anh hùng Quang Trung đã được khắc họa đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
– Khẳng định ngòi bút tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc của tác giả Ngô gia văn phái.