Bài 1. Cho ba điểm không thẳng hàng A, B, C
a) Vẽ tia AB, vè đoạn thẳng AC, vẽ đường thẳng BC.
b) Hãy tìm giao điểm của tia AB và đường thẳng BC.
Bài 2. Cho đường thẳng xy và O thuộc xy. Trên tia Ox lấy điếm A. Trên tia Oy lấy hai điểm B và C sao cho B nằm giữa hai điểm O và C.
a) Kể tên các tia gốc O đối nhau.
b) Kể tên các tia gốc O trùng nhau.
c) Hình vẽ có bao nhiêu đoạn thẳng?
Bài 3. Trên tia Ox cho ba điểm A, B, C biết \(OA = 3cm, OB = 5cm, OC = 7cm.\)
a) Hỏi trong ba đỉểm A, B, C thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b) Chứng tỏ B là trung điếm của đoạn AC.
Bài 1.
Advertisements (Quảng cáo)
a)
b) Giao điểm của tia AB với đường thẳng BC là B
Bài 2.
a) Các tia gốc O đối nhau
Ox và OB; Ox và OC
Ox và Oy; OA và OB
Advertisements (Quảng cáo)
OA và OC; OA và Oy
c) Các tia gốc O trùng nhau
OA và Ox
OB, OC và Oy
c) Trên hìng vẽ có sáu đoạn thẳng, đó là : AO, AB, AC, OB, OC và BC.
Bài 3.
a) Trên tia Ox ta có \(OA < OB < OC \;(3 < 5 < 7 )\) nên A nằm giữa hai điểm O và B; B nằm giữa O và C
⇒ B nằm giữa hai điểm A và C
b) Vì A nằm giữa hai điểm o và B nên
\( OA + AB = OB\)
\(3 + AB = 5\)
\(AB = 5-3 = 2\, (cm).\)
Vì B nằm giữa O và C nên:
\(OB + BC = OC\)
\(5 + BC = 7\)
\(BC = 7 – 5 = 2 \;(cm).\)
Vì B nằm giữa A và C và \(BA = BC = 2\; (cm).\)
Do đó B là trung điểm của đoạn AC.