Trang Chủ Lớp 11 Đề thi học kì 1 lớp 11

Đề thi Sử kì 1 lớp 11: Châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây vì sao?

Châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây vì sao?;  Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là … trong Đề thi Sử kì 1 lớp 11. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. Châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây vì

A. có vị trí chiến lược quan trọng, thị trường rộng lớn, giàu có tài nguyên.

B. có đất đai rộng lớn, dân số ít.

C. có vị trí quan trọng, ngã ba của ba châu lục.

D. chế độ phong kiến đang bị khủng hoảng trầm trọng.

2. Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là

A. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.

B. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.

C. một trật tự thế giới mới được thiết lập.

D. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.

3. Nước thực dân nào chiếm được nhiều thuộc địa ở châu Phi chỉ sau thực dân Anh?

A. Tây Ban Nha                   B. Đức

C. Pháp                                D. Bỉ

4. Cách mạng tháng Mười Nga thành công ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam như thế nào?

A. Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

B. Tác động đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành – Người thanh niên yêu nước đang bôn ba tìm đường cứu nước.

C. Giúp cho cách mạng nước ta thoát khỏi thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D. Tháng 7/1920, Người đọc bản Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, từ đó Người tin theo Lê-nin, đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.

5. Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 như thế nào?

A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.

C. Tham chiến một cách có điều kiện.

D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.

6. Phong trào Ai Cập trẻ đã lôi cuốn sự tham gia của

A. một số thanh niên yêu nước.

B. một số tiểu tư sản và tư sản.

C. một số tiểu tư sản và trí thức thành thị.

D. một số trí thức và sĩ quan yêu nước.

Advertisements (Quảng cáo)

7. Tại sao gọi cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.

B. Nông dân được phép mua bán ruộng đất.

C. Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.

D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.

8. Điều kiện quan trọng nào để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị?

A. Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định.

B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.

C. Lật đổ chế độ Mạc Phủ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền.

D. Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản.

9. Sau sự kiện nào, Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?

A. Sau sự thất bại của khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc.

B. Cuộc Duy Tân Mậu Tuất thất bại.

C. Sau khi phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bị đánh bại.

D. Sau khi nhà Mãn Thanh ký với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu.

1.0: Cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Châu Phi là

A. cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập.

B. cuộc đấu tranh của nhân dân An-giê-ri.

Advertisements (Quảng cáo)

C. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xu-đăng.

D. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a.

1.1: Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ

A. Xiêm                  B. In-đô-nê-xi-a

C. Phi-lip-pin           D. Việt Nam

1.2: Việc phân chia thuộc địa ở châu Phi cơ bản hoàn thành vào thời gian nào?

A. Giữa thế kỉ XIX.

B. Đầu thế kỉ XX.

C. Giữa thế kỉ XX.

D. Cuối thế kỉ XX

1.3: Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi bùng nổ mạnh mẽ?

A. Các nước thực dân thực hiện chính sách chia để trị.

B. Do chế độ hà khắc của chủ nghĩa thực dân.

C. Các nước thực dân xâu xé châu Phi.

D. Các nước thực dân bóc lột sức lao động nặng nề.

1.4: Nguyên cớ của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là

A. Đức tuyên chiến với Nga.

B. Anh tuyên chiến với Đức.

C. Áo tuyên chiến với Xéc-bi.

D. Hoàng thân kế vị ngôi vua Áo – Hung bị ám sát.

1.5. Sau cải cách Minh Trị, nền kinh tế của Nhật Bản

A.  phát triển nhanh chóng.

B. phát triển nhảy vọt.

C. phát triển thần kì.

D. phát triển chậm.

II. PHẦN TỰ LUẬN

1.Nêu tính chất, kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga và đối với thế giới?


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5
A B C A D
6 7 8 9 10
D C C D D
11 12 13 14 15
A B B D A

II. PHẦN TỰ LUẬN

1. – Tính chất: Là cuộc chiến tranh: đế quốc, xâm lược, phi nghĩa

– Kết cục

+ Sự thất bại của khối liên minh

+Gây nhiều tai họa cho nhân loại

+Hòa ước Vec – xai được kí kết

+Phong trào cách mạng thế giới phát triển: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng

Mười Nga thắng lợi, mở ra kỷ nguyên mới…

2. Phương pháp: sgk trang 52.

Cách giải

-Đối với nước Nga

+Làm thay đổi tình hình đất nước và số phận hàng triệu người Nga…

+Mở ra kỷ nguyên mới…

– Đối với thế giới

+Làm thay đổi cục diện thế giới

+Cổ vũ, để lại nhiều bài học kinh nghiệm….

+Mở ra phương hướng phát triển mới của phong trào cách mạng thế giới…

Advertisements (Quảng cáo)