Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 môn Văn lớp 11 của trường THPT Pleiku đã được cập nhật chi tiết, là tài liệu tham khảo cho tất cả các em: Nếu không có thị Nở thì Chí Phèo có trở lại tính người trọn vẹn hay không? Vì sao?
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới
Mục đích lớn nhất của Nam Cao khi xây dựng nhân vật thị Nở là tạo ra một chất “xúc tác” để thể hiện trọn vẹn vấn đề trung tâm của tác phẩm, tính chất bi thảm trong bi kịch cuộc đời của Chí Phèo. Khi xuất hiện với tư cách một con người có tình thương ở bên cạnh Chí, thị Nở khiến Chí hồi sinh: thoạt đầu là tỉnh rượu, tiếp đó là tỉnh ngộ rồi cuối cùng khao khát làm người lương thiện, khát khao hoàn lương. Nghĩa là, trong mối quan hệ với thị Nở, Chí Phèo đã trở lại với tính người toàn vẹn. Sự từ chối của thị Nở đẩy Chí từ đỉnh cao của khát khao hạnh phúc xuống đến tận cùng của nỗi đau bất hạnh, tủi nhục, khốn khổ vì một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn từ chối. Chỉ đau đớn, tuyệt vọng vì cánh cửa mở vào thế giới lương thiện đã bị đóng lại, con đường trở lại làm người lương thiện đã bị chặn đứng. Chỉ uất ức, hận thù vì khinh bỏ, coi thường, bị tưới đi cơ hội sống như một con người… Tất cả những yếu tố tâm lý ấy đẩy Chí đến chỗ tự sát một cách nhanh chóng, quyết liệt và bi thảm.
(Theo Đỗ Ngọc Thống)
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định câu chủ đề của văn bản
Câu 2 (0,5 điểm) Cho biết thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3 (1,0 điểm) Theo em, chất xúc tác từ thị Nở đối với Chí phèo là gì?
Câu 4 (1,0 điểm) Nếu không có thị Nở thì Chí Phèo có trở lại tính người trọn vẹn hay không? Vì sao?
Làm văn (7,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau
Advertisements (Quảng cáo)
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chím nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Trích Tràng Giang – Huy Cận)
Liên hệ với đoạn thơ
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
(Trích Chiều tối – Hồ Chí Minh)
Từ đó thầy được vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ và đặc sắc nghệ thuật của hai đoạn thơ.