Trang Chủ Lớp 11 Đề thi học kì 2 lớp 11

Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử 11: Trình bày những điều em đã được học sự kiện lịch sử này

Đề thi và kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử 11: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm diễn ra sự kiện lịch sử này?

1. (3.5đ)

“Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích … Âm mưu của Pháp là chiếm … làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng” (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 – trang 108)

1.1.Đoạn văn trên đang đề cập đến sự kiện lịch sử gì?

1.2.Trình bày những điều em đã được học sự kiện lịch sử này.

1.3.Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm diễn ra sự kiện lịch sử này?

2. (3.5đ)

2.1 Hoàn thành bảng tóm tắt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân ta theo bảng sau: (Học sinh kẻ lại bảng vào giấy làm bài)

Thời gian

Cuộc khởi nghĩa

1862 – 1864

1864 – 1866

1862 – 1875

1883 – 1892

1885 – 1896

2.2. Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau của các cuộc khởi nghĩa trên?

3. (3.0đ)

3.1. Hãy cho biết hình bên đề cập đến nhân vật lịch sử nào?

3.2. Em hãy trình bày khái quát phong trào đấu tranh chống Pháp do nhân vật này khởi xướng.


Câu 1. “Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích … Âm mưu của Pháp là chiếm … làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng” (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 – trang 108)

11. Đoạn văn trên đang đề cập đến sự kiện lịch sử: Chiến sự ở Đà Nẵng

1.2. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858.

– Vịn vào cớ nhà Nguyễn khủng bố đạo Thiên Chúa, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược của Pháp vào nước ta.

Advertisements (Quảng cáo)

– Pháp tin tưởng sẽ nhanh chóng chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, buộc triều Nguyễn đầu hàng.

– Sáng 1/9/1858: liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).

– Quân dân triều đình anh dũng chiến đấu, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân xâm lược.

– Nguyễn Tri Phương đắp lũy và thực hiện “vườn không nhà trống”, cầm chân quân giặc suốt 5 tháng, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

1.3. Nhận xét về cuộc chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858:

– Khi giặc đến nhà, nhân dân ta đã gác thù riêng để trả nợ nước.

– Toàn dân đoàn kết một lòng chung vai cứu nước. Thực dân Pháp đã phải thừa nhận: “Dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật”.

– Nhân dân tự tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.

– Tinh thần kháng chiến kiên cường của nhân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

2..

Advertisements (Quảng cáo)

2.1. Hoàn thành bảng tóm tắt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân ta theo bảng sau: (Học sinh kẻ lại bảng vào giấy làm bài)

Thời gian

Cuộc khởi nghĩa

1862 – 1864

Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công

1864 – 1866

Khởi nghĩa của Võ Duy Dương ở Đồng Tháp Mười

1862 – 1875

Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân ở Mỹ Tho (Tiền Giang)

1883 – 1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên

1885 – 1896

Khởi nghĩa Hương Khê ở Hà Tĩnh (và Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình)

2.2. Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau của các cuộc khởi nghĩa trên?

– Nêu cao ý chí quật cường của dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp.

– Thành phần lãnh đạo: các sĩ phu yêu nước.

Kết quả: tất cả các cuộc khởi nghĩa trên đều thất bại.

2.3. Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau của các cuộc khởi nghĩa trên?

– Nêu cao ý chí quật cường của dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp.

– Thành phần lãnh đạo: các sĩ phu yêu nước.

Kết quả: tất cả các cuộc khởi nghĩa trên đều thất bại

3. Hãy cho biết hình bên đề cập đến nhân vật lịch sử nào?

3.1. Hình bên đề cập đến nhân vật lịch sử: Vua Hàm Nghi

3.2. Phong trào đấu tranh chống Pháp

Tháng 7/1885: vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân vì vua cứu nước.

– Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương:

+ Từ năm 1885 đến năm 1888.

– Chiếu Cần Vương đã kết hợp được “trung quân với ái quốc” nên nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng một cách sôi nổi. Trên một địa bàn rộng lớn ở Bắc Kì và Trung Kì, nơi nào cũng có khởi nghĩa Cần Vương.

– Đặc điểm của giai đoạn này là phong trào đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi.

– Tháng 11/1888: do bị Trương Quang Ngọc chỉ điểm, vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang Algeria.

+ Từ cuối năm 1888 đến năm 1896.

– Tuy vua Hàm Nghi đã bị bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn ở trung du và miền núi.

– 1896: khởi nghĩa Hương Khê thất bại, phong trào Cần vương coi như đã kết thúc

Advertisements (Quảng cáo)