Trang Chủ Lớp 11 Đề thi học kì 1 lớp 11

Đề thi cuối kì lớp 11 môn Sử học kì 1: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc rút ra cho cách mạng thế giới bài học gì?

Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc rút ra cho cách mạng thế giới bài học gì?;  Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản trên thế giới? … trong Đề thi cuối kì lớp 11 môn Sử học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. Phần trắc nghiệm (7,5đ)

1.: Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản trên thế giới?

A. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

B. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

C. Xây dựng khối liên minh công nông.

D. Kết hợp giành và giữ chính quyền.

2. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc rút ra cho cách mạng thế giới bài học gì?

A. Cần đánh đổ được đế quốc xâm lược.

B. Phải thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, đánh đổ đế quốc xâm lược, giải quyết vấn đề ruộng đất.

C. Phải giải quyết vấn đề ruộng đất.

D. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

3.: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại?

A. Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

B. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc.

C. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

D. Mâu thuẫn của các nước đế quốc về thuộc địa dẫn tới chiến tranh thế giới.

4.: Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu (XVI-XVIII), cuộc cách mạng triệt để nhất là

A. cách mạng tư sản Anh.

B. chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.

C. cách mạng tư sản Hà Lan.

D. cách mạng tư sản Pháp.

5. Một trong những vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại được thể hiện ở việc

A. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa.

B. góp phần gìn giữ bản sắc của các dân tộc.

C. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến.

D. định hướng cho sự phát triển của các quốc gia.

6. Kết quả của cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là

A. quân khởi nghĩa chiếm được các công sở, bắt giam bộ trưởng và các tướng tá của Nga hoàng.

B. thành lập chín phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

C. lật đổ chế độ Nga hoàng, hai chính quyền song song tồn tại.

D. thành lập Xô Viết các đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.

7. Tình hình nước Nga khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. địa vị kinh tế, chính trị của nước Nga được tăng cường.

B. nền kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, quân đội Nga thua trận liên tiếp.

C. vơ vét được nhiều tài nguyên của các nước bại trận.

D. nhân dân tin tưởng, ủng hộ Nga hoàng.

8. Mục tiêu và đường lối cách mạng tháng Mười Nga được Lê nin trình bày rõ trong tác phẩm nào?

A. Nhà nước và cách mạng.

B. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao.

D. Luận cương tháng tư.

9.: Thể chế chính trị của nước Nga sau cuộc cách mạng 1905- 1907  là

A. quân chủ lập hiến.

B. dân chủ tư sản.

C. dân chủ cộng hòa.

D. quân chủ chuyên chế.

1.0: Lực lượng lãnh đạo cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ là

Advertisements (Quảng cáo)

A. giai cấp công nhân Ấn Độ.

B. một bộ phận giai cấp tư sản Ấn Độ.

C. tầng lớp trí thức ở Ấn Độ.

D. giai cấp nông dân Ấn Độ.

1.1: Phong trào Duy tân (1898) ở Trung Quốc do ai khởi xướng?

A. Vua Quang Tự.

B. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.

C. Tôn Trung Sơn.

D. Từ Hi Thái hậu.

1.2: Sau cách mạng tháng Hai năm 1917, ở Nga đã xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, đó là

A. chính phủ lâm thời tư sản và chính quyền chuyên chế Nga hoàng.

B. chính phủ cộng hòa tư sản và chính phủ lâm thời của giai cấp vô sản.

C. chính quyền chuyên chế Nga hoàng và chính quyền vô sản.

D. chính phủ lâm thời tư sản và chính quyền Xô viết.

1.3: Vai trò của Lê nin đối với cách mạng Nga 1917 là

A. tập hợp quần chúng đấu tranh lật đổ chính quyền Nga hoàng.

B. lãnh đạo cách mạng tháng Mười Nga.

C. tập hợp, lãnh đạo quần chúng, đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn kịp thời.

D. soạn thảo luận cương tháng Tư.

1.4: Đặc điểm của văn học ở các nước phương Đông từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là đã phản ánh

A. sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản với nhân dân.

B. mong muốn tìm kiếm một cuộc sống hạnh phúc, tự do.

C. cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến.

D. lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo.

15: Đâu không phải là lý do chứng minh cách mạng tháng Hai năm 1917 mang tính chất của một cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa

B. Do giai cấp vô sản lãnh đạo

C. Xu hướng phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa

D. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản

1.6: Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, nổi tiếng với bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 là

Advertisements (Quảng cáo)

A. Mô-da.                       B. Sô-panh.

C. Bét-tô-ven.                 D. Trai-cốp-xki.

1.7: Yếu tố kìm hãm sự phát  triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga đầu thế kỉ XX là

A. làn sóng phản đối của nhân dân lan rộng.

B. chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của Chính phủ.

C. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.

D. sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến.

1.8: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bombay năm 1908 ở Ấn Độ  là buộc thực dân Anh phải

A. tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ.

B. nới lỏng ách cai trị Ấn Độ.

C. thu hồi đạo luật chia cắt Bengan.

D. trả tự do cho Tilắc.

1.9: Tính chất của xã hội Trung Quốc sau Điều ước Tân Sửu (1901) là

A. xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

B. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

C. xã hội thuộc địa.

D. xã hội phong kiến.

2.0: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với

A. giai cấp phong kiến bị thủ tiêu hoàn toàn.

B. các tơrớt không lồ xuất hiện.

C. tăng cường bóc lột và đàn áp công nhân.

D. mở rộng chiến tranh xâm lược thuộc địa.

21: Vì sao cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga sau cách mạng tháng Hai?

A. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau.

B. Không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

C. Không đưa được nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Sự can thiệp của các nước đế quốc vào Nga.

2.2: Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp

A. tư sản dân tộc.          B. vô sản.

C. quý tộc.                      D. tư sản mại bản.

2.3: Nhận xét nào sau đây không đúng về cách mạng tháng 10 Nga năm 1917?

A. Hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công chính trị.

B. Đảng Bônsêvích nắm quyền lãnh đạo.

C. Là cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới.

D. Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản.

2.4: Cho các sự kiện: 1. Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản; 2. Sự thành lập đảng Quốc Đại ở Ấn độ 3. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc; 4. Trung Quốc đồng minh Hội thành lập. Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian:

A. 4; 1; 3; 2.                     B. 1;2;4;3.

C. 1; 4; 2; 3.                     D. 3; 1; 2; 4.

2.5: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

A. tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.

B. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

C. duy trì chế độ phong kiến.

D. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

2.6: Ra-bin-đra-nát-Ta-go là nhà văn hóa lớn của nước nào?

A. Ấn Độ.                        B. Trung Quốc

C. Phi-lip-pin.                  D. Nhật Bản.

2.7. Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX đầu XX là giữa

A. tư sản với vô sản.

B. tư sản với thực dân Anh.

C. nông dân với địa chủ.

D. toàn thể nhân dân Án Độ với thực dân Anh.

2.8: Nét nổi bật của tình hình xã hội nước Nga năm 1917 là

A. tập trung mọi mâu thuẫn của thời đại.

B. nước Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. còn tồn tại nền quân chủ chuyên chế.

D. đế quốc phát triển yếu nhất châu Âu.

2.9: Sự kiện đánh dấu mốc mở đầu cho lịch sử thế giới hiện đại là

A. Liên Xô bắt đầu xây dựng CNXH(1921).

B. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc(1918).

C. cách mạng tháng Mười Nga (1917).

D. cách mạng tháng Hai ở Nga(1917).

3.0: Chủ nghĩa thực dân phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi vào khoảng thời gian nào?

A. Từ đầu XX.

B. Những năm 70, 80 của thế kỉ XIX.

C. Giữa thế kỉ XIX.

D. Từ những năm 70 của thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

II. Phần tự luận: (2,5đ)

 Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

A

B

B

D

C

6

7

8

9

10

C

B

D

D

B

11

12

13

14

15

B

D

C

C

D

16

17

18

19

20

C

D

C

A

D

21

22

23

24

25

A

A

A

D

A

26

27

28

29

30

A

D

A

C

B

II. PHẦN TỰ LUẬN

* Đối với nước Nga:

– Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.

– Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

* Đối với thế giới:

– Làm thay đổi cục diện thế giới.

– Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Advertisements (Quảng cáo)