Bài 10: Giải bài 1,2,3,4 trang 47 SGK Sinh 11 : Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp.
Bài 1: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2. Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều, nhưng khi nồng độ CO2; tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rất mạnh (hình 10.1 SGK). Tại trị số nồng độ CO2 Thích hợp, khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm no ánh sáng. Tại điểm no ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng. Ngoài ra mối phụ thuộc cùa quang hợp vào cường độ ánh sáng còn phụ thuộc vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng…)
Bài 2: Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp.
Nước là nguyên liệu cho quá trình phân li nước trong pha sáng của quang hợp.
Advertisements (Quảng cáo)
– Nước tham gia vào các phản ứng trong pha tối của quang hợp.
Nước là tác nhân trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá đến lục lạp để pha tối quang hợp có thể xảy ra.
Advertisements (Quảng cáo)
– Nước là môi trường duy trì điều kiện bình thường cho toàn bộ bộ máy quang hợp hoạt động.
Bài 3: Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ ?
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. Các nhiệt độ như cực tiểu và cực đại đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưởng, phát triển của loài cây. Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng nhiệt độ thêm 10* thì cường độ quang hợp tăng lên 2 – 2.5 lần.
Bài 4: Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp.
Ví dụ: Fe tham gia vào quá trình tổng hợp poclirin nhân diệp lục. Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục.