SỞ GD&ĐT CÀ MAU
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN (Đề có 2 trang) |
KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 – NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 Phút; (Đề có 16 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận)
|
Mã đề 229:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu 1: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 24 hạt. Số khối của X là
A. 10. B. 16. C. 8. D. 18.
Câu 2: Kí hiệu phân lớp không đúng là
A. 4f14. B. 3s1. C. 4p3. D. 2d5.
Câu 3: Cho 4 lớp electron: M, N, K, L. Lớp electron có mức năng lượng thấp nhất là
A. N. B. L. C. M. D. K.
Câu 4: Nguyên tố Bo có 2 đồng vị 11B (x1%) và 10B (x2%), nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,8. Giá trị của x1% là
A.20%. B. 89,2%. C. 80%. D. 10,8%.
Câu 5: Một nguyên tử X có số hiệu nguyên tử Z =13. Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử X là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 52. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 16 hạt. Nguyên tử X có số nơtron là
A. 35. B. 18. C. 17. D. 52.
Câu 7: Cho các nguyên tử có số hiệu tương ứng là X (Z = 11), Y (Z = 14), Z (Z = 17), T (Z = 20), R (Z = 10). Các nguyên tử thuộc nguyên tố phi kim gồm
A. Y, T. B. T, R. C. Y, Z. D. X, T.
Câu 8: Cấu hình electron của nguyên tử có số hiệu Z = 17 là:
A. 1s22s22p53s23p3. B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23d5. D. 1s22s22p63s23p34s2.
Câu 9: Có 3 nguyên tử: Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố?
A.Y và Z. B. X và Y. C. X và Z. D. X,Y và Z.
Câu 10: Nguyên tử X có phân lớp ngoài cùng là 3p3. Chọn phát biểu sai khi nói về nguyên tử X
A. X là một nguyên tố phi kim.
Advertisements (Quảng cáo)
B. Lớp ngoài cùng nguyên tử X có 3 electron.
C. Tổng số electron thuộc các phân lớp p của X là 9.
D. Trong hạt nhân nguyên tử của X có 15 proton.
Câu 11: Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây có 19 proton, 19 electron, 20 nơtron?
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 5. B. 11. C. 7. D. 9.
Câu 13: Số electron tối đa thuộc lớp L là
A .2. B. 32. C. 18. D. 8.
Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp s là 5. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 12. X và Y là các nguyên tố
A. Al (Z=13) và Cl (Z=17). B. Na (Z=11) và Cl (Z=17).
C. Mg (Z=12) và Br (Z=35). D. Na (Z=11) và Br (Z=35).
Câu 15: Trong tự nhiên C có 2 đồng vị bền: 12C, 13C; oxi có 3 đồng vị bền: 16O, 17O, 18O. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử CO2 được tạo thành từ các loại đồng vị trên?
A. 6. B. 9. C. 12. D. 18.
Câu 16: Điều khẳng định nào sau đây là sai?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
B. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).
C. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
D. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1 (3đ): Cho các kí hiệu nguyên tử sau: . Hãy:
a) Xác định số nơtron và điện tích hạt nhân của X và Y.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y.
c) X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?
Câu 2 (2đ): Trong tự nhiên, nguyên tố X có hai đồng vị: đồng vị thứ nhất là , đồng vị thứ hai có tổng số các loại hạt ít hơn 2 hạt so với đồng vị thứ nhất. Tỉ lệ số nguyên tử của đồng vị thứ nhất và đồng vị thứ hai tương ứng là 11:14. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X.
Câu 3 (1đ): Ion A2- được tạo thành khi nguyên tử A nhận thêm 2 electron. Tổng số hạt trong ion A2- là 52 hạt. Trong ion A2- số hạt mang điện âm bằng số hạt không mang điện.Viết cấu hình electron của nguyên tử A và ion A2-.
Đáp án 16 câu trắc nghiệm | |||
1 | B | 9 | C |
2 | D | 10 | B |
3 | D | 11 | A |
4 | C | 12 | A |
5 | A | 13 | D |
6 | B | 14 | B |
7 | C | 15 | C |
8 | B | 16 | A |
Tự luận
1) a) X => A = 27, Z = 13
N = A – Z = 14
Điện tích hạt nhân: 13+
Y => A = 79, Z = 35
N = A – Z = 44
Điện tích hạt nhân: 35+
b)
Z = 13 => có 13 e
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p1
Z = 35 => có 35 e
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s24p5
c) X là kim loại. Vì X có 3 e thuộc lớp ngoài cùng.
Y là phi kim. Vì Y có 7 e thuộc lớp ngoài cùng.
2) A1 = 109
A2 = 109 – 2 = 107
x1 = 44 %
x2 = 56 %
3) Lập hệ pt:
Giải ra nghiệm:
Cấu hình e của A: 1s22s22p63s23p4
Cấu hình e của A2-: 1s22s22p63s23p6