I. Trắc nghiệm ( Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng)
1. Khi nói về ý nghĩa của quang hợp đối với con người nói riêng và sinh giới nói chung, có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng ?
1. Tổng hợp ra chất hữu cơ, là nguồn thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
2. Biến đổi quang năng thành hoá năng được tích luỹ trong cơ thể thực vật. Đây là điểm khởi đầu cho các dòng năng lượng trong sinh giới.
3. Duy trì ổn định thành phần khí quyển thông qua việc hấp thụ và thải từ đó giúp điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sống.
4. Cung cấp nguồn nguyên liệu hô hấp (khí ôxi) cho hầu hết các loài sinh vật.
A. 1 B. 2
C. 4 D. 3
2. Hô hấp và quang hợp có đặc điểm chung nào dưới đây ?
A. Xảy ra ở mọi tế bào
B. Có sự tham gia của các sắc tố.
C. Một trong những sản phẩm được tạo ra là nước.
D. Kèm theo sự tích luỹ năng lượng
3. Loại bazơ nitơ tham gia cấu tạo nên “đồng tiền năng lượng của tế bào” là
A. guanin. B. timin.
Advertisements (Quảng cáo)
C. xitôzin. D. ađênin.
4. Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào, chất nào là nguyên liệu trực tiếp đi vào chu trình Crep ?
A. Xitrat
B. Axit piruvic
C. Axêtyl – côenzimA
D. Xêtôglutarat
5. “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào ?
A. NADPH B. ATP
Advertisements (Quảng cáo)
C. ADP D.FADH2
6. Trong mỗi phân tử ATP có bao nhiêu liên kết cao năng ?
A. 2 B. 3
C. 1 D. 4
II. Tự luận
1. Trình bày khái niêm, bản chất và phương trình chuyển hóa của hô hấp tế bào?
2. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao nói enzim có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào?
I. Tự luận
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
C |
C |
D |
C |
B |
A |
II. Trắc nghiệm
1. – Khái niệm: hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống, trong đó các phân tử chất hữu cơ bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng của chúng được giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng chứa trong các phân tử ATP
– Bản chất của hô hấp tế bào: là một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử
– PTTQ:
C6H12O6 + 6O2 => 6 CO2 + 6 H2O + năng lượng ( ATP + nhiệt)
2. Các yếu tố ảnh hưởng
– Nhiệt độ; mỗi enzim có nhiệt độ tối ưu. Tại nhiệt độ tối ưu enzim có hoạt tính tối đa
– Độ pH: mỗi enzim có 1 độ pH thích hợp
– Nồng độ cơ chất; với 1 lượng enzim xác điịnh, nếu tang dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tang dần, nhưng đến 1 lúc nào đó sự gia tang về cơ chất cũng không làm tang hoạt tính của enzim
– Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim: các chất hóa học có thể làm ức chế hoặc tăng hoạt tính của enzim
– Nồng độ enzim: với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ eim càng cao thì hoạt tính của enzim càng mạnh
Enzim là chất xúc tác sinh học trong tế bào sống. Enzim chỉ làm tang tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. Khi có enzim xúc tác, tốc độ của 1 phản ứng có thể tang cả triệu lần. Nếu không có enzim thì các hoạt động sống của tế bào và cơ thể sống không thể thực hiện được. Bời vì các phản ứng sẽ không xảy ra nên các chất cần thiết sẽ không được tổng hợp hoặc tốc độ của các phản ứng sinh hóa trong tế bào xảy ra quá chậm.