PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Chọn phát biểu đúng. Một vật nằm yên, có thể có
A. vận tốc. B. động lượng.
C. động năng. D. thế năng.
2. Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0.
B. Đường thẳng kéo dài, không đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ.
D. Đường hypebol.
3. Một thanh ray đường sắt có độ dài là 12,5 m khi đó nhiệt độ là 100C khi nhiệt độ ngoài trời tăng đến 400C. Thì độ nở dài Δl của thanh ray này là. Cho α = 12.10-6K-1.
A. 4,5 mm. B. 0,45mm.
C. 0,60mm. D. 6,0mm.
4. Công thức nào dưới đây diễn tả không đúng quy luật nở dài của vật rắn khi bị nung nóng?
A. \(l = {l_0}(1 + \alpha \Delta t).\)
B. \(\dfrac{{\Delta l}}{{{l_0}}} = \dfrac{{l – {l_0}}}{{{l_0}}} = \alpha \Delta t.\)
C. \(\Delta l = l – {l_0} = \alpha l\Delta t.\)
D. \(\Delta l = l – {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t.\)
5. Người ta truyền cho khí trong một xi-lanh nhiệt lượng 110 J. Chất khí nở ra thực hiện công 75 J đẩy pittong lên. Nội năng của khí biến thiên một lượng là
A. \(\Delta U = \) -185 J.
B. \(\Delta U = \) -35 J.
C. \(\Delta U = \)35 J.
D. \(\Delta U = \)185 J.
6. Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Dl (Dl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng:
A. \({W_t} = – \dfrac{1}{2}k.\Delta l\).
B. \({W_t} = \dfrac{1}{2}k.\Delta l\).
C. \({W_t} = – \dfrac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\).
D. \({W_t} = \dfrac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\).
7. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là:
A. 500 W. B. 5W.
C. 50W. D. 0,5 W.
8. Một vật trọng lượng 1,0 N, có động năng 1,0 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của vật bằng:
A. 1.45 m/s. B. 4,47 m/s.
C. 1,04 m/s. D. 0,45m/s.
9. Hệ nhận nhiệt và sinh công thì A & Q trong hệ thức ΔU = A + Q phải có giá trị nào sau đây?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Q < 0 và A >0.
B. Q > 0 và A < 0.
C. Q > 0 và A >0.
D. Q < 0 và A < 0
10: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa:
A. tăng gấp 4 lần.
B. không đổi.
C. tăng gấp 2 lần
D. giảm 2 lần.
11: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là:
A. p = 100 kg.km/h.
B. p = 360 N.s.
C. p = 360 kgm/s.
D. p = 100 kg.m/s.
12: Trong ôtô, xe máy nếu chúng chuyển động thẳng trên đường, lực phát động trùng với hướng chuyển động. Công suất của chúng là đại lượng không đổi. Khi cần chở nặng, tải trọng lớn thì người lái sẽ
A. tăng vận tốc, đi số lớn.
B. giảm vận tốc, đi số lớn.
C. giảm vận tốc, đi số nhỏ.
D. tăng vận tốc, đi số nhỏ.
13: Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sáclơ.
A. \(\dfrac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\) B. \(\dfrac{p}{T} = \)hằng số.
Advertisements (Quảng cáo)
C. p ~ T. D. p ~ t.
14: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình
A. Đẳng áp. B. Đoạn nhiệt.
C. Đẳng tích. D. Đẳng nhiệt.
15: Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 1,50.105 Pa nếu thể tích khí không đổi thì áp suất ở 2730 C là
A. p2 = 2.105 Pa.
B. p2 = 3.105 Pa.
C. p2 = 4.105 Pa.
D. p2 = 105. Pa.
16: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích.
B. Áp suất.
C. Khối lượng.
D. Nhiệt độ tuyệt đối.
PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 1. Một bình kín chứa 0,002 kg khí lý tưởng ở 200C được đun nóng đẳng tích để áp suất khí tăng lên 2 lần.
a. Tính nhiệt độ của khí sau khi đun.
b. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí, cho biết nhiệt dung riêng đẳng tích khí là \(12,{3.10^3}\)J/kg.K
Bài 2. Từ độ cao 15 m so với mặt đất, một vật có khối lượng 2 kg được ném theo phương thẳng đứng lên trên với vận tốc 10m/s. Bỏ qua sức cản không khí, chọn gốc thế năng tại mặt đất và lấy g = 10m/s2.
a. Tính cơ năng của vật lúc ném.
b. Xác định độ cao cực đại vật đạt được so với mặt đất.
c. Xác định vận tốc khi vật chạm đất.
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
C |
A |
C |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
B |
B |
B |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
D |
C |
D |
D |
B |
16 |
|
|||
C |
PHẦN TỰ LUẬN
1.
a. Trong quá trình đẳng tích.
Áp dụng định luật Sác – Lơ: \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)
Thay số: \(\frac{{{p_1}}}{{293}} = \frac{{2{p_1}}}{{{T_2}}}\)
Suy ra : T2 = 2T1 = 586 K
Suy ra t2 = 3130C
Hay giải bằng cách này tính đúng.
Nếu áp suất tăng 2 lần thì áp nhiệt độ tăng 2 lần,
vậy: T2 = 2T1 = 2.(20 + 273) = 586K, suy ra t2 = 3130C
b. Theo nguyên lý I nhiệt động lực học ta có:
DU = A + Q
Do đây là quá trình đẳng tích nên A = 0
Vậy DU = Q = mc (t2 – t1)
Thay số : DU = Q =0,002. 12,3.103 (313 – 20)
DU = Q = 7207,8 (J)
2.
a/ Tìm cơ năng của vật lúc ném.
Cơ năng của vật được xác định bởi biểu thức:
WA = mgzA + \(\frac{1}{2}mv_A^2\)
Thay số : WA = 2.10.15 + \(\frac{1}{2}.2.10_{}^2\) = 400J
b/ zmax = ?Khi vật đạt độ cao cực đại thì vận tốc của vật bằng 0.
Áp dụng định luật bảo toàn có năng :
WA = WB = mgzmaxB => zmaxB = 20m
c/ Khi vật chạm đất, thì vận tốc đạt giá trị cực đại. ZC = 0, WtC = 0.
Áp dụng định luật bảo toàn có năng :
WA = WC = \(\frac{1}{2}mv_{\max }^2\)
=> vmax = \(\sqrt {\frac{{2Wc}}{m}} \) = 20m/s.