Trang Chủ Lớp 11 Đề thi học kì 1 lớp 11

[THPT Nguyễn Văn Cừ] thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Lý: Hai quả cầu nhỏ mang điện tích 2.10^-7c và -1.10^-7c, đặt cách nhau 10cm trong không khí. Hãy biểu diễn và xác định lực tương tác giữa hai điện tích trên

Dưới đây là đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Lý được trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh tổ chức thi, có đáp án để các em học sinh tham khảo.

Câu 1: (1,0 điểm)

Phát biểu định luật bảo toàn điện tích.

Câu 2: (2,0 điểm)

Hai quả cầu nhỏ mang điện tích 2.10-7c và -1.10-7c, đặt cách nhau 10cm trong không khí. Hãy biểu diễn và xác định lực tương tác giữa hai điện tích trên.

Câu 3: (3,0 điểm)

Tại hai điểm A và B cách nhau 6cm trong chân không có hai điện tích q1 = 2.10-8c và q2 = 8.10-8c

Advertisements (Quảng cáo)

a) Tính cường độ điện trường tổng hợp và vẽ vectơ cường độ điện trường tại điểm C cách A 2cm, cách B 8cm.
b) Hãy tìm các điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không.

Câu 4: (2,0 điểm)

Một electron di chuyển từ điểm M đến điểm N, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ 1000V/m. Biết MN = 2cm. Tính công của lực điện và UMN.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 5: (2,0 điểm): 

Hạt bụi khối lượng m = 0,02g mang điện tích q = 5.10-5c đặt sát bản dương của một tụ điện phẳng không khí. Hai bản tụ có khoảng cách d = 5cm và hiệu điện thế U = 500V. Sau bao lâu hạt bụi chuyển động đến bản tụ âm và vận tốc của nó khi đó. Bỏ qua tác dụng của trọng lực.

[THPT Nguyễn Văn Cừ] thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Lý – Đáp án

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

Phát biểu đúng

1,0

Câu 2

– Vẽ hình đúng

– F = k

– Thay số, tính ra kết quả F = 0,018 N

1,0

0,5

0,5

Câu 3

a) – Vẽ hình đúng

    – Tính E1 = 45V/m

               E2 = 11,25V/m

    – Tính E = 56,25 V/m

b) – ĐK

    – Điểm M cần tìm thẳng hàng với A, B và nằm trong đoạn AB

    – Tính được M cách A 2 cm cách B 4 cm.

0,5

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 4

a) – A = q.E.d

    – A = 3,2.10-18 J

b) – E = U/d, U = E.d

    – UMN = -20V

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 5

– Chọn chiều dương, gốc thời gian…

– Xác đinh lực tác dụng lên hạt bụi là lực điện

– Viết công thức tính gia tốc

– Tính a = 25000m/s2

– S = a.t2/2 -> t = 0,002s

– v2 = 2aS -> v = 50 m/s

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

Chú ý:

– Học sinh có thể làm theo các cách khác.

– Thiếu, sai đơn vị trừ 0,25điểm/1 lần, mỗi câu trừ không quá 0,5 điểm.

Advertisements (Quảng cáo)