Các em tham khảo Đề cương, hướng dẫn ôn tập kiểm tra – Thi học kì 1 lớp 9 môn Lý gồm phần lý thuyết và bài tập ở chương 1, 2 Lý 9.
A. Lý thuyết
Chương I
- Định luật Ohm,viết biểu thức của định luật, ghi rõ đơn vị các đại lượng có trong công thức.
- Viết các công thức tính CĐDĐ, HĐT và điện trở của đoạn mạch mắc nối tiếp.
- Viết các công thức tính CĐDĐ, HĐT và điện trở của đoạn mạch mắc song song
- Nêu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Viết công thức tính điện trở của dây dẫn, ghi rõ đơn vị các đại lượng có trong công thức.
- Nêu ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện.
- Viết các công thức tính công suất điện..
- Nêu một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
- Viết công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.
- Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Len-xơ.
- Giải thích các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện. Nêu lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
Chương II
- Nam châm – các đặc tính của nam châm.
- Từ trường – cách nhận biết từ trường.
- Vẽ đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm hình chữ U.
- Chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào- Phát biểu quy tắc nắm tay phải .
- Nêu điều kiện sinh ra lực điện từ – chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào- Phát biểu quy tắc bàn tay trái .
II. Bài tập:
- Bài tập về mạch điện mắc nối tiếp, mắc song song, mắc hỗn hợp.
- Bài tập tính công, công suất của dòng điện.
- Bài tập về định luật Joule-Lenz.
- Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải.
- Bài tập vận dụng quy tắc bàn tay trái.
Tham khảo Đề cương chi tiết các câu hỏi lý thuyết, Bài tập ôn tập thi – kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Vật Lý
I/ Lý thuyết :
1/ Phát biểu và viết công thức định luật Ohm.
2/ Phát biểu và viết công thức Jun – Lenxơ.
3/ Phát biểu và viết công thức điện trở vào kích thước và vật liệu làm dây dẫn.
4/ Nêu các biện pháp an toàn và tiết kiệm điện năng.Vì sao phải tiết kiệm điện năng?
5 /Nêu từ tính và sự tương tác giữa hai nam châm vĩnh cữu.
Advertisements (Quảng cáo)
6/ Phát biểu quy tắc bàn tay trái , nắm tay phải.
7/ Nêu cấu tạo của nam châm điện và cách làm tăng lực từ của nam châm điện.
8/ Học tất cả các công thức.
II/ Bài tập:
* Xem lại các bài tập về quy tắc bàn tay trái, nắm tay phải.
* Các bài tập về từ tính nam châm.
* Xem bài 2/32 ; 2/40 ở SGK
Advertisements (Quảng cáo)
*Giải bài tập mạch hỗn hợp, tính công, công suất và nhiệt lượng
* Một số bài tập để HS tham khảo sau:
Bài tập 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết hiệu điện giữa hai đầu đọan mạch AB là UAB= 12V; R1=6Ω, R2=10Ω, R3=15Ω.
a) Tính điện trở tương đương của đọan mạch AB.
b) Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.
c)Thay điện trở R1 bằng ampe kế có điện trở không đáng kể. Tìm số chỉ của ampe kế.
Bài 2: Cho mạch điện theo sơ đồ sau, biết R1 = 4Ω; R2 = 6Ω ; R3 = 3Ω ; UAB = 12V cố định. Biết ampe kế và dây nối có điện trở rất nhỏ. Tính:
a) Điện trở cả đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế .
b) Công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch .
c) Nhiệt lượng tỏa ra trong 1 phút ở R3 .
Bài 3: Cho mạch điện theo hình vẽ; UAB = 8V cố định; R1 = 6Ω; R2 = 4Ω, Đ có ghi 6V-3W.
Biết điện trở dây nối rất nhỏ.
a) Tính điện trở dây tóc bóng đèn và toàn mạch AB.
b) Tính công suất tiêu thụ của đèn.c) nhiệt lượng tỏa
c) Nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch trong 1 phút.