Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2015

Tham khảo Đề cương ôn tập thi, kiểm tra học kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2015. Đề cương phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn – Môn Văn lớp 9.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015- 2016

MÔN: NGỮ VĂN 9

I. VĂN HỌC

 1/ Truyện trung đại:

– Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ;

– Truyện Kiều của Nguyễn Du và các đoạn trích Cảnh ngày xuân, Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du);

–  Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái.

   * Tóm tắt, nắm vững nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa “Chuyện người con gái Nam Xương”.

   * Hiểu được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14)

Advertisements (Quảng cáo)

   * Nắm được những nét chính về tác giả Nguyễn Du và sự nghiệp văn chương. Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các đoạn trích trên của Truyện Kiều.

 2/ Truyện hiện đại:

Làng – Kim Lân;

– Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long;

– Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.

   * Nhận biết tác giả và tác phẩm; hiểu tình huống truyện; nắm được sự việc, cốt truyện, đặc điểm và diễn biến tâm trạng nhân vật; nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các tác phẩm.

 3/  Thơ hiện đại:

Advertisements (Quảng cáo)

Đồng chí  – Chính Hữu;

Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật;

Đoàn thuyền đánh cá– Huy Cận;

Bếp lửa – Bằng Việt;

– Ánh trăng – Nguyễn Duy.

   * Nhận biết tác giả và tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, học thuộc lòng thơ, hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.

   * Giải thích được ý nghĩa nhan đề, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.

 II/ TIẾNG VIỆT

 – Các phương châm hội thoại;

– Tổng kết từ vựng (SGK Ngữ văn 9 tập I trang 122 đến 126 và 158 đến 159);

– Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.  

   * Nắm vững kiến thức cơ bản và thực hành làm các bài tập liên quan đến các phần trên.

 III/ TẬP LÀM VĂN

Kiểu văn bản tự sự. 

   * Học sinh nắm vững các bước làm bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả, miêu tả nội tâm; đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

 Lưu ý: Đề ra theo hướng mở, có thể sử dụng ngữ liệu ngoài chương trình sgk để HS tiếp cận và xử lí tình huống, giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

Advertisements (Quảng cáo)